Kiểm định thiết bị nâng

Thiết bị nâng hạ là một trong những loại máy móc thuộc danh mục các loại thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Vậy nên người sở hữu, kinh doanh, sử dụng cần phải thực hiện kiểm định thiết bị nâng trước khi đưa ra thị trường, thực hiện kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thiết bị nâng rất cần thiết và hỗ trợ người lao động trong quá trình vận chuyển hàng hoá, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với người vận hành và những người lao động xung quanh nếu không được kiểm định, bảo dưỡng định kỳ. Việc kiểm định an toàn thiết bị nâng là rất quan trọng, là yêu cầu cấp thiết của mỗi doanh nghiệp đang sở hữu những thiết bị này. CRS VINA cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị nâng toàn quốc. Quý doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0903.980.538

 

 

Tại sao cần phải kiểm định thiết bị nâng?

▪️ Các loại thiết bị nâng thường mang lại những nguy hiểm tiềm ẩn cho người lao động, nhiều vụ tai nạn xảy ra làm hoang mang dư luận. Thiết bị nâng khi đã xảy ra tai nạn thì hậu quả gây ra là vô cùng to lớn về cả tính mạng con người và tài sản. Nguyên nhân gây ra tai nạn thường do việc tính toán sử dụng hoặc điều khiển các thiết bị nâng không đúng mục đích hoặc không đúng theo quy phạm an toàn, rơi đổ vỡ tải do độ bền dây cáp không đảm bảo.
▪️ Đồng thời việc không được kiểm tra thường xuyên của các thiết bị nâng cũng dẫn đến những rủi ro tai nạn.
▪️ Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

 

Kiểm định thiết bị nâng là gì?

Kiểm định an toàn thiết bị nâng là việc đánh giá thông số kĩ thuật thiết bị theo quy trình về mức độ an toàn của máy trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng và vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật của pháp luật.

 

Các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn

▪️ Xe nâng hàng dùng động cơ có trọng tải từ 1.000 kg trở lên
▪️ Xe nâng người: xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích chuyển động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
▪️ Cần trục, cầu trục, cổng trục.
▪️ Máy vận thăng nâng hàng, nâng người.
▪️ Thang máy, thang cuốn.
▪️ Băng truyền, băng tải.
▪️ Cẩu tháp.

 

Khi nào cần kiểm định thiết bị nâng?

🔹 Kiểm định thiết bị nâng lần đầu được thực hiện trước khi thiết bị được xuất xưởng và chuẩn bị đưa vào sử dụng vận chuyển.
🔹 Kiểm định định kỳ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi thiết bị nâng đến hạn kiểm định định kì, hoặc hết hạn hay trước hạn theo yêu cầu của bên kiểm định.
🔹 Kiểm định bất thường được tiến hành sau khi thiết bị nâng được cải tạo hay sửa chữa có ảnh hưởng đến yếu tố an toàn kĩ thuật;
Khi thiết bị nâng gặp những trục trặc, xảy ra sự cố, tai nạn nghiêm trọng và được sửa chữa xong và bắt đầu hoạt động trở lại;
Kiểm định theo yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

 

Chuẩn bị kiểm định thiết bị gồm những công việc gì?

▪️ Thống nhất kế hoạch kiểm định giữa chúng tôi và doanh nghiệp, khi đồng ý phối hợp chúng tôi sẽ tiếp tục chuẩn bị những thiết bị kiểm định.
▪️ Kiểm tra hồ sơ kĩ thuật
▪️ Hồ sơ kiểm tra gồm có
▪️ Lí lịch thiết bị, hồ sơ kĩ thuật của thiết bị (đối với thiết bị cải tạo, sửa chữa có thêm hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa), các chứng chỉ cáp, móc, chi tiết, cụm chi tiết an toàn.
▪️ Hồ sơ lắp đặt đối với những thiết bị lắp đặt cố định, sửa chữa, cải tạo của thiết bị.
▪️ Hồ sơ kết quả đo các thông số an toàn thiết bị, các hệ thống liên quan.
▪️ Hồ sơ về quản lí sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và kết quả các lần kiểm định trước(nếu có).
▪️ Các kết quả thanh tra, kiểm tra và thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra, kiểm định trước (nếu có).

▪️ Công ty chúng tôi sẽ chuẩn bị thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kĩ thuật an toàn trong quá trình kiểm định.
▪️ Chuẩn bị tải trọng thử, trang bị bảo vệ cá nhân.

 

Quy trình kiểm định thiết bị nâng

🔸 Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kĩ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lí lịch.
Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng của các bộ phận và chi tiết có thể gây ra rạn nứt, rỉ sắt, rò khí, dầu, bộ phận móc nối, dây cáp, đường ray, các phanh và ròng rọc.
Nếu như quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật thì thiết bị đạt yêu cầu bên ngoài.
🔸 Kiểm tra kĩ thuật – thử không tải
Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm tất cả cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm, thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
🔸 Các chế độ thử tải
▪️ Thử tải tĩnh
Thử tải tĩnh tiến hành chất tải trọng bằng 125% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị và phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.
Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 10 phút treo tải, tải không trôi; sau khi hại tải, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị đều bình thường, không có rạn nứt và biến dạng.
▪️ Thử tải động
Thử tải động được tiến hành khi thử tải tĩnh đạt yêu cầu.
Thử tải động phải tiến hành với trọng tải bằng 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị. Tiến hành nâng tải và hạ tải 3 lần.
Thử tải động được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên các cơ cấu và bộ phận thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và yêu cầu của các quy phạm kĩ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt và biến dạng.

 

Chu kì kiểm định an toàn thiết bị nâng

Thời gian kiểm định xe nâng phụ thuộc vào tình trạng của thiết bị. Dựa vào quá trình sử dụng và mức độ hao mòn, hư hỏng mà trong quá trình kiểm tra mới đưa ra quyết định thời hạn kiểm định của xe nâng hoặc đưa ra các phương án đề nghị sửa chữa thay thế những bộ phân có nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng và những người lao động làm việc trong công trường.
Đối với xe nâng hàng, thời hạn kiểm định định kì là 2 năm 1 lần. Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kì là 1 năm 1 lần.
Đối với xe nâng người, thời hạn kiểm định định kì là 1 năm 1 lần. Đối với xe nâng người đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kì là 1 năm 1 lần.

 

Đăng ký kiểm định an toàn thiết bị nâng ở đâu?

Hiện nay có nhiều tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị nâng trên toàn quốc. CRS VINA là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị nâng. Trung tâm đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động chuyên nghiệp.
Chúng tôi có văn phòng tại các tỉnh thành trên toàn quốc, thuận tiện cho việc đăng ký và thực hiện kiểm định nhanh chóng.
Chi phí tiết kiệm nhất.
Nếu như doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước thì thời hạn kiểm định sẽ được rút ngắn so với quy định.

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
👉 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
👉 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
👉 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
👉 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Kiểm định thiết bị.