5 yếu tố đánh giá trong quan trắc môi trường lao động
- 1 5 YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ TRONG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
- 1.1 1. Yếu tố vật lý trong quan trắc môi trường lao động
- 1.2 2. Yếu tố bụi trong quan trắc môi trường lao động
- 1.3 3. Yếu tố hóa học trong quan trắc môi trường lao động
- 1.4 4. Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp trong quan trắc môi trường lao động
- 1.5 5. Yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ecgonomy trong quan trắc môi trường lao động
- 2 Căn cứ để xây dựng chương trình quan trắc môi trường lao động
- 3 Khi nào phải bổ sung yếu tố đánh giá trong quan trắc môi trường lao động
5 yếu tố đánh giá trong quan trắc môi trường lao động
Đối với yếu tố có hại được Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm.
Phòng an toàn Crs Vina – Etech thường nhận được các câu hỏi của các Anh (Chị):
Hỏi: “Xin hỏi quý Công ty, Công ty Chúng tôi là đơn vị hoạt động về dịch vụ, không có sản xuất vậy có phải thực hiện Quan trắc môi trường lao động hay không? Và xây dựng các yếu tố đánh giá quan trắc môi trường lao động xác định ra sao? rất mong Qúy Công ty tư vấn giúp”
Xin trả lời là Mọi tổ chức, cơ sở không kể ngành nghề có hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán có sử dụng người lao động đều phải thực hiện đánh giá Quan trắc môi trường lao động, xây dựng hồ sơ vệ sinh lao động xác định nghề công việc nặng nhọc, độc hại các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.
Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành đánh giá các yếu tố có hại tại môi trường làm việc của người lao động qua việc tiến hành đo đạc, phân tích đánh giá mẫu đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y Tế, nhằm đánh giá các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp, là căn cứ để người lao động hưởng các chế độ chợ cấp về bệnh nghề nghiệp.
Vậy xác định 5 yếu tố đánh giá trong quan trắc môi trường lao động gồm những gì? Việc thực hiện yếu tố chỉ tiêu nào là phù hợp? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây. Để được tư vấn xác định chỉ tiêu đánh giá xin liên hệ HOTLINE: 0903 980 538 hoặc Email: lananhcrsvina@gmail.com hướng dẫn chi tiết.
Xem thêm: Các văn bản pháp luật quy định phải thực hiện quan trắc môi trường lao động
5 YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ TRONG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Các yếu tố cần xác định để đánh giá trong quan trắc môi trường lao động gồm:
1. Yếu tố vật lý trong quan trắc môi trường lao động
Các yếu tố vật lý được xác định trong quan trắc môi trường lao động có:
– Chỉ tiêu vi khí hậu (Nhiệt độ; độ ẩm; tốc độ gió)
– Yếu tố tiếng ồn: ồn chung; ồn tường đương (ồn tương đương 30 phút; 60 phút; 240 phút)
– Yếu tố ánh sáng
– Yếu tố rung
– Yếu tố điện từ trường
– Yếu tố bức xạ
2. Yếu tố bụi trong quan trắc môi trường lao động
Các yếu tố bụi được xác định trong quan trắc môi trường lao động có:
– Yếu tố bụi toàn phần
– Yếu tố bụi hô hấp
– Yếu tố bụi bông, bụi amiăng
– Yếu tố bụi chưa hóa chất phân tích (SIO2 gây bụi phổi)
3. Yếu tố hóa học trong quan trắc môi trường lao động
Các yếu tố hóa học được xác định trong quan trắc môi trường lao động có:
– Yếu tố hơi khí độc chỉ điểm và các hơi khí độc khác: CO; SO2; CO2; NO2; H2S; NH3…
– Yếu tố hơi axit, kiềm: Hcl; H2SO4; H3PO4; HNO3, KOH, NAOH…
– Yếu tố hơi dung môi hữ cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi, hóa chất phức tạp: Benzen; Toluen; Xylen, Xăng…
4. Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp trong quan trắc môi trường lao động
Việc xác định yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp dựa vào đặc thù ngành nghề, tính chất công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc để xác định với các thao tác, vị trí làm việc sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào.
Ví dụ: Với công việc Khai thác hầm lò – Tính chất: Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2.
Tham khảo: Danh mục nghề Công việc nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2019
5. Yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ecgonomy trong quan trắc môi trường lao động
Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgonomy trong quan trắc môi trường lao động có:
– Đánh giá gánh nặng thể lực: Đo tần số tim trong lao động; đánh giá huyết áp trong lao động; test trí nhớ số; đo lực cơ…
– Đánh giá gánh nặng nhiệt: đo nhiệt độ da; mẫu mồ hôi trong lao động; phản xạ thị vận động; phản xạ thính vận động…
– Đánh giá ecgônômi vị trí lao động – tư thế lao động: đánh giá ecgônômi vị trí lao động; đánh giá tư thế lao động theo phương pháp Owas; phương pháp Rula; Phương pháp Reba…
Căn cứ để xây dựng chương trình quan trắc môi trường lao động
Tại Điều 36 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì kế hoạch quan trắc môi trường lao động được xây dựng dựa theo nhưu sau:
1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cầm quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
3. Các yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Khi nào phải bổ sung yếu tố đánh giá trong quan trắc môi trường lao động
Các yếu tố có hại khi được xác định quan trắc môi trường lao động dựa theo hồ sơ vệ sinh lao động được lập sẽ phải được bổ sung thêm vào hồ sơ vệ sinh lao động trong các trường hợp sau:
– Cơ sở, doanh nghiệp hoạt động có sự thay đổi về quy trình công nghệ, cải tạo nâng cấp thay đổi quy trình sản xuất (máy móc thiết bị, thao tác lao động biến động) có nguy cơ phát sinh các yếu tố có hại ảnh hưởng tới người lao động.
– Sau đánh giá hiện trạng thực tế cơ sở, doanh nghiệp tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung, điều chỉnh;
– Yêu cầu của các đối tác đánh giá (khách hàng) của đơn vị
– Yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước