Kiểm định máy móc thiết bị

Kiểm định máy móc thiết bị là gì? Kiểm định máy móc thiết bị đảm bảo an toàn là hoạt động tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích heo quy trình kiểm của thiết bị quy định nhằm kiểm tra các thiết bị có đảm bảo an toàn và phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật nêu ra.

✔️ Kiểm định máy móc thiết bị

Thường chúng ta sẽ hay bắt gặp về việc kiểm định của các hạng mục:

Kiểm định an toàn thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

Kiểm định máy xây dựng

– Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị

✔️ Tại sao phải kiểm định máy móc thiết bị?

– Với các thiết bị thuộc danh mục phải kiểm định để đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Với các thiết bị ngoài danh mục thông tư quy định là nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn của bên đơn vị sử dụng.

– Đảm bảo an toàn khi vận hành, sử dụng của người lao động.

– Việc kiểm định giúp phát hiện những vấn đề bất thường của thiết bị, đánh giá tình trạng hỏng hóc từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa và có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị. Việc đảm bảo an toàn thiết bị là tăng hiệu quả sử dụng của thiết bị, tăng năng suất lao động.

– Tạo niềm tin về môi trường làm việc của người lao động cũng như việc đánh giá từ phía đối tác, khách hàng.

 

Chỉ định kiểm định

✔️ Dịch vụ kiểm định máy móc thiết bị

Trung tâm kiểm định an toàn thiết bị Hà Nội (Crs Vina), đơn vị được chỉ định của Bộ Lao Động Thương Bình Xã Hội, đáp ứng được yêu cầu về trang thiết bị và nguồn lực thực hiện việc kiểm định an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt và kiểm định các thiết bị kỹ thuật an toàn theo mong muốn của doanh nghiệp, tiền thân là đơn vị sự nghiệp nhà nước, đội ngũ nhân lực là các kỹ thuật, chuyên gia có kinh nghiệm từ đơn vị sự nghiệp lâu năm, Chúng tôi hiểu trang thiết bị là nền tảng cơ sở vật chất và nguồn lực con người là cốt lõi để tạo nên chất lượng sản phẩm, Chúng tôi cam kết mang tới dịch vụ kiểm định máy móc thiết bị tốt nhất cho quý khách hàng.

Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

STT

MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mục I

Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1

Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C.

2

Nồi gia nhiệt dầu.

3

Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996  TCVN 6159:1996 .

4

Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar.

5

Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 .

6

Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar.

7

Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.

8

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống, dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế.

9

Hệ thống lạnh các loại theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:2015, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.

10

Cần trục các loại: cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế.

11

Cầu trục các loại: Cầu trục lăn, cầu trục treo.

12

Cổng trục các loại: Cổng trục, bán cổng trục.

13

Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng.

14

Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.

15

Xe tời điện chạy trên ray.

16

Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao.

17

Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.

18

Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.

19

Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.

20

Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.

21

Thang máy các loại.

22

Thang cuốn; băng tải chở người.

Xem thêm: Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH

 

✔️ Quy trình kiểm định máy móc thiết bị như thế nào?

Bước 1: Liên hệ bộ phận tư vấn để được hướng dẫn lấy thông tin thiết bị

Bước 2: Sau khi thống nhất các thông tin thiết bị kiểm định và thời gian kiểm định

Bước 3: Tiến hành kiểm định thiết bị tại cơ sở

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;

– Kiểm tra bên ngoài thiết bị

– Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải và thử tải với các thiết bị nâng.

– Tiến hành Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;

– Xử lý kết quả kiểm định, kiến nghị các biện pháp nếu có vấn đề với thiết bị để đảm bảo an toàn

– Trả kết quả gồm: Biên bản kiểm định; tem và hồ sơ lý lịch thiết bị.

kiem dinh may xay dung

Xem thêm: Quan trắc môi trường lao động

✔️ Thời hạn kiểm định định kỳ máy móc thiết bị?

Thời hạn kiểm định thiết bị là mốc thời gian quy định cho thời điểm kiểm định tiếp theo của thiết bị sau lần kiểm định đầu tiên. Theo quy định tất cả các máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định và định kỳ kiểm định hoặc kiểm định bất thường khi phát hiện thiết bị có những vấn đề kỹ thuật có khả năng gây mất an toàn.

Thời hạn kiểm định của các thiết bị sẽ khác nhau, có thiết bị thì 3 năm/1 lần; Có thiết bị thì 2 năm/ 1 lần và có thiết bị là 1 năm/1 lần.

Thời hạn kiểm có thể được rút ngắn hơn so với thời hạn kiểm ban đầu dựa vào yếu tố sử dụng của thiết bị, tình trạng thực tế tại thời điểm kiểm định và khi rút ngắn thời gian sẽ nêu rõ lý do.

Qúy khách hàng đang có nhu cầu kiểm định máy móc, thiết bị xin vui lòng liên hệ bộ phận phụ trách CRS VINA để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ thực hiện tốt nhất.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình.

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

 

4.7/5 - (13 bình chọn)

Posted by & filed under Kiểm định thiết bị.