Quan trắc môi trường rung

Độ rung trong môi trường làm việc do các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển,…gây nên. Mỗi khu vực, độ rung sẽ khác nhau. Nếu môi trường làm việc có độ rung vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động, thậm chí còn gây nên bệnh nghề nghiệp và biến chứng sức khoẻ. Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, phù hợp và tạo điều kiện tốt nhất, các doanh nghiệp, cơ sở cần thực hiện quan trắc môi trường rung định kỳ để đảm bảo an toàn cho người lao động và thực hiện đúng quy định pháp luật.

quan trac moi truong rung

Quan trắc môi trường rung

Tại sao phải quan trắc môi trường rung?

Tiếp xúc với môi trường làm việc chứa đựng độ rung đôi khi không thể tránh khỏi, nhưng việc quan trắc môi trường rung trở nên quan trọng đối với sự an toàn và sức khỏe của người lao động cũng như ảnh hưởng đến năng suất và bền vững của doanh nghiệp.

Quan trắc môi trường rung là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiện trạng và biểu hiện của độ rung trong môi trường làm việc. Thông tin thu được từ quan trắc giúp xác định mức độ và nguồn gốc của độ rung, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng độ rung luôn nằm trong ngưỡng an toàn cho người lao động.

Đặc biệt, môi trường làm việc với độ rung lớn đặt ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của người lao động. Những tác động tiêu cực của độ rung có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, từ các vấn đề về cơ bắp, xương khớp đến những vấn đề nghiêm trọng như tổn thương thần kinh.

Độ rung cao có thể làm mất tập trung, tăng nguy cơ mắc phải các tai nạn nguy hiểm trong quá trình làm việc, ảnh hưởng đến toàn bộ sự an toàn của người lao động.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, môi trường làm việc có độ rung lớn còn gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất và tài sản của doanh nghiệp. Thiết bị và máy móc hoạt động trong môi trường rung sẽ hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng chi phí bảo dưỡng.

Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực của độ rung không chỉ giới hạn trong khu vực làm việc mà còn lan rộng đến môi trường xung quanh. Điều này có thể tạo ra sự không an toàn và bất tiện cho cộng đồng lân cận, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Quan trắc môi trường rung không chỉ là một biện pháp đo lường, mà còn là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người lao động, tăng cường năng suất và duy trì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong môi trường làm việc.

Đối tượng thực hiện quan trắc môi trường rung

Các nhà máy sản xuất công nghiệp và hoạt động xây dựng trong các khu vực công cộng, khu dân cư. Cụ thể:

Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh: Là nơi cần có sự yên tĩnh để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, học tập, nghiên cứu, giảng dạy, để thờ cúng tôn nghiêm, hoặc có chắc năng tương tự.

Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự

Là khu vực để ở và làm việc hành chính là chủ yếu. Mọi cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong khu vực này, hoặc các hoạt động xây dựng tiến hành trong khu vực này đều phải thực hiện quan trắc môi trường rung để đảm bảo không gây mức rung vượt quá giá trị giới hạn cho phép.

Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại dịch vụ và sản xuất

Là khu vực mà hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất là chính, trong đó có thể có khu dân cư nằm kề hoặc xen kẽ với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Mọi hoạt động của phương tiện sản xuất và xây dựng không được gây ra mức dung vượt quá giới hạn cho phép và phải thực hiện quan trắc môi trường rung định kỳ theo quy định.

Quy định quan trắc môi trường rung

Thông số quan trắc độ rung: mức gia tốc rung (dB) hoặc gia tốc rung (m/s2).

Phương pháp quan trắc độ rung: tuân theo TCVN 6963:2001 – Rung và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Phương pháp đo.

Quy trình quan trắc môi trường rung

Điểm đo

Đối với rung do sản xuất công nghiệp hoặc hoạt động xây dựng gây ra, mức gia tốc rung được đánh giá tại các điểm sát phía ngoài đường ranh giới ( hàng rào) của cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình xây dựng với khu công cộng và dân cư.

Để xác định ảnh hưởng của rung động đến khu công cộng và dân cư cần đo tại những điểm trên sân, nền nhà, sàn nhà và tường, cửa sổ (nếu cần thiết). Nếu nhà có nhiều tầng thì phải đo lại các tầng khác nhau. Mỗi tầng phải đo ít nhất 3 điểm.

Cách gắn đầu đo

Kiểm định viên gắn đầu đo lên bề mặt đối tượng đo (sàn, nền nhà hoặc mặt đất,..) để thu các tín hiệu rung trung thực nhất.

Đầu đo phải tiếp xúc tốt với các đối tượng được đo. Sử dụng vít cấy để cố định chắc chắn đầu đo với đối tượng đo. Cũng có thể sử dụng các nam châm hay cần đo có gắn đầu đo.

Không đo rung trên sàn hoặc nền nhà có phủ các loại chiếu, thảm vì không cho được số liệu chính xác nhất.

Khi đo rung trên nền đất, đầu đo được gắn trên một cọc sắt có đường kính tương đương f ³ 16mm, đóng sâu xuống đất khoảng từ 20 – 40cm. Đầu cọc sắt này không được nhô cao hơn mặt đất quá 2cm.

XEM THÊM: 

Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị hóa chất

Cách lấy các giá trị đo gia tốc rung

– Giá trị quan sát, đo được khi các giá trị đo đã ổn định.

– Khi dao động có tính chất chu kỳ hay ngắt quãng, giá trị đo là giá trị gia tốc trung bình của các giá trị cực đại của mỗi giá trị dao động.

– Khi có dao động bất quy tắc, bất thường thì lấy giá trị gia tốc trung bình của 10 giá trị lớn nhất trong 100 giá trị đo được (mỗi giá trị đo trong mỗi 5 giây).

Tính toán kết quả và báo cáo

Mức gia tốc rung La, tính bằng dexiben, được tính theo công thức sau:

La = 20 log (A/Ao)

Trong đó:

A là gia tốc rung, được tính bằng mét trên giây bình phương, được đo trực tiếp trên máy theo giá trị r.m.s h
An là giá trị gia tốc rung hiệu dụng ở tần số n Hz; tính bằng mét trên giây bình phương.

an là hệ số theo dải tần số n Hz, lấy theo phụ lục A.

Ao = 10-5 m/s2

Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá rung

Gồm các phần:

Phần chung

– Mô tả nguồn rung và đặc điểm của chúng.

– Mô tả vị trí của đối tượng được đo và mục đích sử dụng của chúng (thuộc loại khu vực nào, công sở hay nhà ở, …).

– Mục đích của việc đo, đánh giá.

– Điểm đo

– Ngày đo.

– Người đo.

– Người xử lý kết quả đo.

Phần kỹ thuật, phải nêu rõ:

– Kiểu, loại đầu đo và thiết bị đọc ghi tín hiệu.

– Vị trí và cách thức gắn đầu đo.

– Tiêu chuẩn được áp dụng để đo (Ghi rõ số hiệu của tiêu chuẩn này).

rung toàn thân

Xử lý và báo cáo các kết quả đo đã thu được.

Dựa vào kết quả thu được để đối chiếu với các quy định để được ra quyết định là hoạt động có đạt yêu cầu về độ rung hay không.

Mức nền

Mức nền là mức gia tốc rung đo được khi không có các phương tiện làm việc tại các khu vực được đánh giá.

Bảng 1: Bảng chuyển đổi giá trị mức gia tốc rung tính theo dexiben (dB) và gia tốc rung tính theo m/s2

Mức gia tốc rung – dB5560657075
Mức gia tốc rung – m/s20.0060.0100.0180.0300.055

 

Các phương tiện sử dụng trong xây dựng không được gây ra mức gia tốc rung tác động đến môi trường khu vực công cộng và dân cư vựợt quá mức cho phép trong bảng sau.

Bảng 2. Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động xây dựng (dB)

STTKhu vựcThời gian áp ụng trong ngàyMức cho phép dBGhi chú
1Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh7h – 19h75Thời gian làm việc liên tục không quán 10 giờ/ngày.
19h – 7hMức nền
2Khu vực khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và cơ quan tương tự7h – 19h75Thời gian làm việc liên tục không quán 10 giờ/ngày.
19h – 7hMức nền
3Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất6h – 22h75Thời gian làm việc liên tục không quán 14 giờ/ngày.
22h – 6hMức nền

 

Các phương tiện sử dụng trong sản xuất công nghiệp không được gây ra mức rung tác động đến môi trường khu vực công cộng và dân cư vượt quá mức cho phép trong bảng sau.

Bảng 3. Mức gia tốc riêng cho phép trong hoạt động sản xuất công nghiệp (dB)

STTKhu vựcMức cho phép và thời gian áp dụng trong ngàyGhi chú
6 – 18h18h – 6h
1Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh60 dB55 dBMức gia tốc rung quy định trong bảng là:

Mức đo được khi dao động ổn định

Là trung bình của các giá trị cực đại đối với mỗi dao động được đo có chu kỳ hay ngắt quãng.

Là giá trị trung bình của 10 giá trị lớn nhất từ 100 giá trị đã đo được ở mỗi 5s hoặc tương đương của nó (L10) khi các dao động là bất quy tắc và đột ngột

2Khu vực khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và cơ quan tương tự65 dB60 dB
3Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất70 dB65 dB

 

Tần suất thực hiện quan trắc môi trường rung

Tần suất quy định số lần quan trắc môi trường rung trung bình được chỉ định tối thiểu là 4 lần trong 1 năm.

Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tần suất quan trắc tiếng ồn, độ rung tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm).

Đơn vị thực hiện quan trắc môi trường rung

Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, CRS VINA cam kết cung cấp các dịch vụ quan trắc chất lượng, chính xác, và đầy đủ thông tin để doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp điều chỉnh một cách hiệu quả.

Thông qua việc sử dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến, CRS VINA không chỉ thu thập dữ liệu về độ rung mà còn phân tích nguồn gốc và tác động của độ rung trong môi trường làm việc. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra các giải pháp phòng tránh để bảo vệ người lao động và tăng cường hiệu suất lao động.

CRS VINA không chỉ tập trung vào khía cạnh sức khỏe và an toàn của người lao động, mà còn quan tâm đến tác động của độ rung đối với năng suất và tài sản của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp duy trì và tăng cường hiệu suất làm việc, đồng thời giảm thiểu rủi ro về tai nạn và thiệt hại về tài sản.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Quan Trắc Môi Trường Lao Động.