Đánh giá ECGOMOMI Môi Trường Lao Động

ĐÁNH GIÁ ECGOMOMI MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Nghiên cứu về yếu tố con người hay ecgonomi (môn Công thái học) là một môn học về đánh giá khả năng, giới hạn của con người. Từ đó có thể đưa ra cách thức để tăng khả năng và tối ưu hóa điểm mạnh của con người, hay hiểu là để bù trừ khiếm khuyết, để bảo vệ điểm yếu.

Đánh giá Ecgonomi môi trường lao động là dịch vụ nghiên cứu sự tương thích giữa con người và các yếu tố khác của hệ thống và công việc bằng cách áp dụng lý thuyết, các nguyên tắc, các số liệu giúp đánh giá mức độ phù hợp của máy móc, điều kiện làm việc đến người lao động. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các phương pháp để thiết kế giúp đạt được tối ưu hoá lợi ích của con người và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống.

Vậy quy định đánh giá Ecgonomi môi trường lao động là như thế nào? Nội dung đánh giá Ecgonomi môi trường lao động như thế nào? Khi nào phải được đánh giá Ecgonomi môi trường lao động? Là một trong ít đơn vị trên toàn quốc có đội ngũ chuyên gia chuyên về lĩnh vực Tâm sinh lý và Ecgonomi môi trường lao động, thực hiện các dự án giúp cho đơn vị đánh giá và cải thiện, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh Crs Vina xin chia sẻ qua nội dung dưới đây. Qúy Khách hàng cần hỗ trợ giải đáp các thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp (24/7) HOTLINE: 0903 980538 hoặc Email: lananhcrsvina@gmail.com.

364b4 icon2bdong2bcho2bblog Quy định đánh giá Ecgonomi môi trường lao động

Tâm sinh lý Ecgonomi trong quan trắc môi trường lao động đã được đưa vào quy định trong các văn bản pháp luật được ban hành như sau:

♦ Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

♦ Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016

♦ Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2016  

Tại nghị định 39/2016/NĐ-CP và 44/2016/NĐ-CP đã quy định chi tiết sự cần thiết đo, đánh giá về Tâm sinh lý –Ecgônômi trong Quan trắc môi trường lao động.

Mục 2 nghị định 44/2016/NĐ-CP tại Điều 35 ”nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động” đã nêu quy định cần ”thực hiện đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động”.

Khoản 3 điều 33 nghị định 44/2016/NĐ-CP, liệt kê các yếu tố có hại trong môi trường lao động, trong đó chỉ rõ các yếu tố Tâm sinh lý lao động-Ecgônômi gồm:

+ Đánh giá gánh nặng lao động thể lực

+ Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý

+ Đánh giá ecgônômi

Quy định nêu ”đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu Tâm sinh lý lao động-Ecgônômi quy định tại khoản 3 điều 33 của nghị định này”.

Xem thêm: BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Đánh giá Ecgonomi môi trường lao động

364b4 icon2bdong2bcho2bblog Nội dung đánh giá Ecgonomi môi trường lao động

Khảo sát môi trường làm việc: Thu thập thông tin liên quan tới môi trường và người lao động theo vị trí, dây chuyền làm việc; tiến hành đo thông số chiều cao tại vị trí làm việc khoảng cách với thiết bị, dây chuyền, thao tác tốc độ thời gian lặp lại trong quá trình làm việc, phỏng vấn người lao động về thao tác tư thế lao động…

♦ Công cụ đánh giá: Theo bảng đánh giá tư thế lao động; bảng Ecgonomi của tổ chức lao động ILO hướng dẫn và Tiêu chuẩn đối chiếu QĐ 3733/2002/QQD-BYT

♦ Điều kiện đánh giá: Vị trí tối thiểu làm việc để đánh giá là trên hoặc 3 vị trí

♦ Sản phẩm sau đánh giá: Bảng số liệu thu thập đánh giá tư thế lao động; ecgonomi và mức độ nặng nhọc theo vị trí lao động

364b4 icon2bdong2bcho2bblog Lợi ích đánh giá Ecgonomi môi trường lao động

Hầu hết đều mơ hồ khi đưa chỉ tiêu đánh giá Tâm sinh lý và Ecgonomi vào kế hoạch quan trắc môi trường lao động và nghĩ rằng việc đưa vào là để đáp ứng theo luật quy định, nhưng trên thực tế việc đánh giá Ecgonomi đem lại không ít giá trị cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã quan tâm tới việc đánh giá Ecgonomi về tiết kiệm chi phí, năng suất và chất lượng sản phẩm. Chúng ta hãy đánh giá chi tiết về lợi tích mà nó mang lại:

♦ Ecgonomi giúp giảm chi phí: Bằng cách giảm thiểu, phòng ngừa các yếu tố có hại có nguy cơ về thực tế một cách có hệ thống, nó sẽ giúp ngăn ngừa chi phí cho quá trình hoạt động. Với một khoảng cho chi phí bồi thường cho nhân viên, thì việc đánh giá ngay ban đầu có thể giúp cải thiện điều đó. Và chi phí gián tiếp có thể lên tới gấp nhiều lần chi phí trực tiếp của tai nạn thương tích.

♦ Ecgonomi cải thiện năng suất lao động: Bằng việc thiết kế vị trí công việc với tư thế lao động tốt, ít vận động, ít chuyển động và phù hợp với chiều cao và tầm với, cải thiện được điều kiện làm việc giúp dây chuyền lao động trở nên tốt hơn,  

♦ Ecgonomi cải thiện chất lượng lao động: Ecgônômi không thuận lợi dẫn đến những công nhân cảm thấy thất vọng và mệt mỏi và không làm tốt công việc của họ. Khi nhiệm vụ công việc quá nặng về thuế đối với người lao động, họ không thể thực hiện công việc của họ như đã được giao nhiệm vụ. Ví dụ, một nhân viên có thể không vặn một ốc vít đủ chặt chẽ do yêu cầu về lực tác động cao có thể gây ra vấn đề về chất lượng sản phẩm.

♦ Ecgonomi cải thiện sự tham gia của người lao động. Nhân viên thông báo khi công ty đang nỗ lực hết sức để đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của họ. Nếu người lao động không cảm thấy mệt mỏi và khó chịu trong ngày làm việc, nó có thể làm tăng doanh thu, giảm sự vắng mặt, cải thiện tinh thần và tăng sự tham gia của nhân viên.

♦ Ecgonomi tạo ra một văn hoá an toàn tốt hơn. Ecgônômi cho thấy cam kết của công ty bạn về an toàn và sức khoẻ là một giá trị cốt lõi. Hiệu quả tích lũy của bốn lợi ích trước đó của ecgônômi là một văn hoá an toàn phát triển hơn cho công ty của bạn. người lao động được đảm bảo an toàn là tài sản quý giá nhất của bạn; Tạo ra và bồi dưỡng văn hoá an toàn và sức khoẻ tại công ty của bạn sẽ dẫn đến hiệu quả tốt hơn cho con người của bạn.

đánh giá gánh nặng lao động

364b4 icon2bdong2bcho2bblog Đánh giá Ecgonomi môi trường lao động

Là đơn vị tiên phòng đầu tư về trình độ nguồn nhân lực và trang thiết bị để đánh giá ecgonomi môi trường lao động, Crs Vina tự tin mang tới cho Qúy khách dịch vụ Quan trắc môi trường lao động và Đánh giá Ecgonomi trên toàn quốc, Qúy Khách hàng cần tư vẫn hỗ trợ xin liên hệ trực tiếp bộ phận để được hướng dẫn.

icon-dong-hungole-blog (340) Là đơn vị được chỉ định về huấn luyện an toàn

icon-dong-hungole-blog (340) Đơn vị chuyên về tư vấn an toàn môi trường trên toàn quốc

icon-dong-hungole-blog (340) Kết hợp các dịch vụ gia tăng nhằm giảm thiểu chi phí cho đơn vị: Kiểm định an toàn máy móc; Quan trắc môi trường lao động; Chứng nhận…chia sẻ, tư vấn các quy định pháp luật hiện hành doanh nghiệp phải áp dụng.

icon-dong-hungole-blog (340) Giảng viên là chuyên gia về tư vấn an toàn, nhận diện rủi ro mang tới kiến thức thực tế theo điều kiện của doanh nghiệp

icon-dong-hungole-blog (340) Hỗ trợ tư vấn 24/7.

Mọi thông tin và cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

Liên hệ CRS VINA để được tư vấn và báo chi phí tốt nhất:

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Quan Trắc Môi Trường Lao Động.