Xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Bắc Ninh

Công ty CRS VINA chuyên tư vấn – hoàn thiện hồ sơ – hướng dẫn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Bắc Ninh. Hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng từ đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, tư vấn các biện pháp tối ưu nhất phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Các đơn vị, doanh nghiệp đang cần tìm đơn vị thực hiện hướng dẫn xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại Bắc Ninh hãy liên hệ ngay CRSVINA để được tư vấn tốt nhất và hỗ trợ các mẫu báo cáo mới nhất. Hotline 0903.980.538 hoặc Email: lananhcrsvina@gmail.com

 

 

Đối tượng cần phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?

 

Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động sản xuất hoặc là có kinh doanh lưu giữ và sử dụng các loại hóa chất có nằm trong danh mục hóa chất cần phải khai báo trong lĩnh vực công nghiệp theo Phụ lục I, Nghị định 113/2017/NĐ-CP ban hành 9/10/2017.

– Tất cả các cá nhân hoặc doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh lưu giữ các loại hóa chất có nằm trong danh mục cấm và hạn chế theo phụ lục II và Phụ lục III Nghị định 113/2017/NĐ-CP ban hành ngày 9/10/2017.

Thực hiện xây dựng biện pháp phòng ngừa hóa chất trước khi dự án chính thức đi vào hoạt động.

 

Những hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký tư vấn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

 

– Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Việt Nam) và giấy phép đầu tư (với doanh nghiệp nước ngoài)

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy phép kinh doanh của chi nhánh (nếu có)

– Hợp đồng thuê đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Hướng dẫn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Bắc Ninh

 

MỞ ĐẦU

  1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
  2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
  3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Chương I: THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT

  1. Quy mô đầu tư: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
  2. Công nghệ sản xuất.
  3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
  4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

– Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

– Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;

– Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

  1. Các tài liệu kèm theo:

– Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;

– Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);

– Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.

Chương II: DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.
  2. Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.
  3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

Chương III: BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.
  2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố. Vị trí để các thiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất.
  3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC tại doanh nghiệp

– Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay Đề án BVMT hay Cam kết BVMT hay Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.

– Biện pháp chữa cháy và biện pháp cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.

  1. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài trong từng tình huống xảy ra sự cố hóa chất đã nêu ở Phần II.
  2. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.
  3. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

KẾT LUẬN

  1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Biện pháp phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất.
  2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
  3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất:

(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).

 

Lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Sơn La

 

 

Quy trình hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

 

+ Bước 1: Các doanh nghiệp, cá nhân cần chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.

+ Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Sở Công Thương. Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 02 (hai) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức cá nhân bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất. Xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp cho tổ chức, cá nhân.

+ Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện theo biện pháp đã được phê duyệt.

 

Đơn vị tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sư cố hóa chất tại Bắc Ninh

 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Bắc Ninh, liên hệ ngay CRS VINA để được tư vấn miễn phí và hướng dẫn thực hiện.

✔️ Là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm thực hiện tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, chúng tôi đảm bảo đem lại dịch vụ tốt nhất.

✔️ Hướng dẫn chi tiết, hoàn thiện hồ sơ hoàn hiện.

✔️ Thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

✔️ Tư vấn viên và nhân viên là những chuyên gia đầu ngành có trình độ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa chất

✔️ Chi phí linh động, phù hợp với từng doanh nghiệp.

Các đơn vị, doanh nghiệp đang cần tìm đơn vị thực hiện hướng dẫn xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại Bắc Ninh hãy liên hệ ngay CRS VINA để được tư vấn tốt nhất và hỗ trợ các mẫu báo cáo mới nhấ.

 

CÔNG TY TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

 

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🌼 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🌼 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🌼 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Rate this post

Posted by & filed under Chuyên mục môi trường, Hóa chất & Thiết bị.