Kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
- 1 ☘ Phòng sạch mỹ phẩm là gì?
- 2 ☘ Kiểm định phòng sạch mỹ phẩm là gì?
- 3 ☘ Tại sao phải kiểm định phòng sạch mỹ phẩm?
- 4 ☘ Các yếu tố cần kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
- 5 ☘ Kiểm định phòng sạch dựa trên các tiêu chuẩn nào?
- 6 ☘ Quy trình kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
- 7 ☘ Tần suất thực hiện kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
- 8 ☘ Dịch vụ kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, việc đảm bảo sạch sẽ và an toàn của sản phẩm là một yếu tố quan trọng. Kiểm định phòng sạch mỹ phẩm đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về sạch sẽ và an toàn cho người tiêu dùng, đáp ứng quy định của pháp luật.
☘ Phòng sạch mỹ phẩm là gì?
Với mục tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn, việc sản xuất mỹ phẩm phải được thực hiện trong một phòng sạch đạt tiêu chuẩn.
Phòng sạch sản xuất mỹ phẩm là một không gian làm việc được thiết kế đặc biệt để sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp. Mục tiêu của phòng sạch là đảm bảo rằng môi trường làm việc sạch sẽ và không có ô nhiễm từ vi khuẩn, vi rút hoặc các chất độc hại khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Phòng sạch mỹ phẩm thường được trang bị hệ thống lọc không khí, hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, cũng như các biện pháp vệ sinh khác như việc sử dụng trang phục bảo hộ và thiết bị bảo vệ cá nhân. Các quy trình làm sạch và kiểm tra chất lượng, kiểm định cũng thường được thực hiện định kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất trong một môi trường tối ưu và an toàn.
☘ Kiểm định phòng sạch mỹ phẩm là gì?
Kiểm định phòng sạch mỹ phẩm là quá trình kiểm tra và đánh giá môi trường sản xuất mỹ phẩm để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng sạch. Quá trình này bao gồm kiểm tra các điều kiện về không khí, nước, và không gian làm việc để loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
☘ Tại sao phải kiểm định phòng sạch mỹ phẩm?
Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng: Mỹ phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và cơ thể của người dùng. Nếu sản phẩm không được sản xuất trong môi trường sạch sẽ, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như kích ứng, dị ứng hoặc thậm chí là tổn thương nghiêm trọng.
Chất lượng sản phẩm cao: Kiểm định phòng sạch mỹ phẩm đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất trong điều kiện lý tưởng để giữ cho chất lượng của nó luôn ổn định. Điều này bao gồm việc loại bỏ hoặc giảm thiểu sự hiện diện của vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây ô nhiễm khác.
Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn: Các cơ quan quản lý và tổ chức quốc tế đã đưa ra các quy định và tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng mỹ phẩm. Kiểm định phòng sạch giúp các nhà sản xuất tuân thủ những yêu cầu này, đảm bảo rằng sản phẩm của họ không vi phạm các quy định pháp luật và không gây ra rủi ro cho người sử dụng.
Xây dựng niềm tin với khách hàng và uy tín cho thương hiệu: Việc có chứng chỉ kiểm định phòng sạch từ các tổ chức uy tín giúp xây dựng niềm tin và uy tín từ phía khách hàng. Người tiêu dùng có thể yên tâm về việc sử dụng sản phẩm từ một thương hiệu đã qua kiểm định phòng sạch, do đó, tăng cơ hội bán hàng và phát triển thương hiệu.
Bảo vệ môi trường: Việc giảm thiểu sự ô nhiễm trong quá trình sản xuất mỹ phẩm không chỉ là lợi ích cho sức khỏe con người mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường. Việc tuân thủ các quy trình kiểm định phòng sạch giúp giảm thiểu lượng chất thải và ô nhiễm ra môi trường tự nhiên.
☘ Các yếu tố cần kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
♦ Nhiệt độ: nhiệt độ trong phòng sạch thường dao động từ 20 – 260C
♦ Độ ẩm: Độ ẩm phòng sạch cần duy trì ở mức từ 50 – 60%
♦ Chênh lệch áp suất: phòng sạch có yêu cầu cấp độ sạch cao hơn thì áp suất cao và ngược lại.
♦ Vi sinh vật không khí: định lượng vi sinh vật có trong không khí trong phòng sạch.
♦ Giới hạn tiểu phân trong không khí
☘ Kiểm định phòng sạch dựa trên các tiêu chuẩn nào?
Cũng giống như kiểm định phòng sạch chung, các tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm định phòng sạch mỹ phẩm gồm:
Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (năm 1963): đây là tiêu chuẩn đo độ bụi phòng sạch
Tiêu chuẩn Federal Standard 209E (năm 1992): tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí theo đơn vị chuẩn. Sự phân loại phòng sạch được xác định theo thang loga của hàm lượng bụi có trong đường kính lớn hơn 0.5µm.
Tiêu chuẩn ISO 14644-1: phân loại độ sạch không khí.
Tiêu chuẩn ISO 22716.
☘ Quy trình kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
♦ Bước 1: chuẩn bị kiểm định
Cần thực hiện làm sạch các hệ thống, tường, trần trước khi thực hiện kiểm định. Để đảm bảo độ chính xác của những thử nghiệm thì cần thực hiện trong một khoảng thời gian đủ dài.
Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ quá trình kiểm định.
♦ Bước 2: kiểm tra hồ sơ, kết quả lần kiểm định trước (nếu là thực hiện kiểm định định kỳ): bản vẽ kỹ thuật, báo cáo sửa chữa, bảo trì,…
♦ Bước 3: kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra không gian thiết kế có hợp lý và đúng yêu cầu chưa? Không gian phòng sạch có đảm bảo ngăn chặn ô nhiễm.
Kiểm tra các bề mặt phòng sạch, cửa, cửa sổ, trần, tường, sàn, đèn,….
♦ Bước 4: Kiểm tra đo lường
Thực hiện lấy mẫu và đo các yếu tố của phòng sạch như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, bụi,…
Kiểm soát các hạt trong không khí.
Đủ luồng không khí và thay đổi không khí.
Chênh lệch áp suất dương.
Kiểm tra bộ lọc HEPA.
Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
Kiểm tra nồng độ vi khuẩn.
♦ Bước 5: Nhân sự
Kiểm định viên cũng nên kiểm tra cách nhân viên hoạt động trong phòng sạch. Các yêu cầu bảo hộ cá nhân.
♦ Bước 6: Giám sát môi trường kiểm soát vi sinh vật
♦ Bước 7: Làm sạch và khử trùng
♦ Bươc 8: Lập biên bản kiểm định
Sau khi hoàn thành quá trình kiểm định, kiểm định viên sẽ lập biên bản kiểm định. Biên bản này ghi lại tất cả các thông tin về quá trình kiểm định, bao gồm cả các phát hiện lỗi và các khuyến nghị để khắc phục sự cố.
Biên bản kiểm định cần được ký bởi các bên liên quan, bao gồm người thực hiện kiểm định, chủ đầu tư hoặc người đại diện của chủ đầu tư và các bên liên quan khác (nếu có).
Nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu phát hiện ra các lỗi trong quá trình kiểm định, kiểm định viên sẽ dừng kiểm định và đưa ra các khuyến nghị để khắc phục sự cố và cập nhật lại biên bản kiểm định sau khi lỗi đã được sửa chữa.
♦ Bước 9: Phòng sạch được sử dụng theo yêu cầu
☘ Tần suất thực hiện kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
Kiểm định phòng sạch mỹ phẩm có thể thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
☘ Dịch vụ kiểm định phòng sạch mỹ phẩm
Để việc thực hiện kiểm định nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, bạn nên liên hệ với các đơn vị chuyên nghiệp.
CRS VINA là một trong những đơn vị được cấp phép hoạt động lĩnh vực kiểm định, kiểm định phòng sạch, kiểm định phòng sạch mỹ phẩm uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Chúng tôi có đội ngũ kiểm định viên chuyên môn cao, nhân viên nhiệt tình tư vấn mọi nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn.
Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.