Đánh giá rủi ro an toàn phụ nữ mang thai
Đánh giá rủi ro an toàn trong lao động đã là yêu cầu bắt buộc đối với việc đảm bảo phòng tránh các nguy cơ về mất an toàn trong quá trình lao động, làm việc. Và hơn thế nữa việc đánh giá rủi ro an toàn phụ nữ mang thai đã được chú trọng và quan tâm nhiều hơn trong xu hướng phát triển hiện nay, bởi những áp lực thời kỳ mang thai cộng hưởng với hoạt động lao động thường ngày trước thời kỳ mang thái thì phụ nữ giai đoạn mang thai có những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất lớn, ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ và bé, công việc. Vậy thế nào là đánh giá rủi ro an toàn phụ nữ mang thai? Quy định khi sử dụng người lao động phụ nữ mang thai và các bước đánh giá rủi ro an toàn phụ nữ mang thai như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu với nội dung dưới đây.
Quý đơn vị cần thực hiện Kế hoạch đánh giá rủi ro nguy cơ an toàn lao động hay Đánh giá rủi ro an toàn phụ nữ mang thai xin liên hệ Hotline: 0984 886 985 hoặc Email: moitruongcrsvina@gmail.com để được hỗ trợ tốt nhất.
🌿 Đánh giá rủi ro là gì?
Một số khái niệm liên quan cần hiểu rõ hơn như:
Rủi ro: Là hoàn cảnh hoặc tình trạng mà một mối nguy không được kiểm soát gây ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thiệt hại tài sản vật chất, ngừng hoặc gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Công ty, ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái…vv.
Đánh giá rủi ro: Quá trình định lượng hoặc định tính mức độ rủi ro có nguồn gốc từ mối nguy dựa trên các yếu tố như: ) Khả năng hoặc tần suất xảy ra; ii.) Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại khi xảy ra sự cố; iii.) Số lượng người tiếp xúc với mối nguy và bị ảnh hưởng bởi sự cố. Việc đánh giá rủi ro có tính đến sự thoả đáng và tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện để quyết định xem rủi ro có thể chấp nhận được hay không hoặc ngược lại rủi ro ở mức độ nghiêm trọng cần yêu cầu thực hiện biện pháp kiểm soát cần thiết để có thể tiến hành (công việc hoặc vận hành thiết bị).
Rủi ro chấp nhận được (Acceptable Risk): Là rủi ro đã được làm giảm tới một mức độ mà tổ chức có thể chấp nhận được thông qua các biện pháp kiểm soát hợp lý và căn cứ trên các yêu cầu Luật pháp và các yêu cầu khác, đồng thời căn cứ vào Chính sách về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Công ty/Nhà máy, và được khẳng định rằng không thể có trường hợp hoặc điều kiện rủi ro tăng lại/quay trở lại mức độ hơn mức có thể chấp nhận được.
🌿 Quy định về chế độ cho phụ nữ mang thai
Tại Điều 155 của Bộ luật lao động đưa ra quy định về chế độ đối với phụ nữ mang thai như sau:
Với lao động nữ trong trường hợp dưới đây thì người sử dụng lao động không bố trí làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
– Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
với lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
🌿 Đánh giá rủi ro an toàn lao động phụ nữ mang thai
Cần đánh giá rủi ro an toàn phụ nữ mang thai trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo về sức khoẻ thai nhi, sức khoẻ mẹ được nhận định, phòng tránh các nguy cơ gây nguy hiểm tới mẹ và bé. Một số nhận định rủi ro cần xem xét.
Phụ nữ mang thai tránh làm việc trong môi trường độc hại
Môi trường làm việc, sống độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố như: kim loại nặng, chất hóa học, tác nhân sinh học, phóng xạ… là một trong những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Đó cũng các tác nhân chính gây nên dị tật cho thai nhi hay nguy cơ hiện tượng sảy thai, thai lưu, sinh non. Các mối rủi ro này có thể gặp phải khi bạn làm việc tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy sản xuất hóa chất, nhà máy đóng tàu, phòng thí nghiệm, phòng mổ, buồng làm ảnh, nhà máy in…
Vì vậy khi chuẩn bị kế hoạch sinh con, bạn cần xem xét về vị trí môi trường làm việc hiện tại để xin chuyển đổi vị trí làm việc hoặc tìm hiểu trước các thông tin về ảnh hưởng và hướng dẫn an toàn của các chất độc hại có thể tiếp xúc trong quá trình làm việc, sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ lao động cần thiết, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của phụ nữ mang thai
Trong suốt thời gian thai kỳ, nếu sức khỏe của bà bầu không có bất kì bất thường nào và công việc không quá vất vả, môi trường làm việc đảm bảo an toàn thì bà bầu hoàn toàn có thể đi làm tới tận những ngày cận sinh theo dự kiến của bác sĩ dựa theo tình trạng sức khoẻ. Vào thời gian cuối thai kỳ, phụ nữ có thai di chuyển khá nặng nề, mệt mỏi, nên có sự trợ giúp về di chuyển trong quãng đường từ nhà tới nơi làm việc (người chở hoặc đi xe của Công ty…). ,Mặt khác để bản thân sẵn sàng về tinh thần và thể lực tốt thì phụ nữ mang thai ở cuối thai kỳ cần được nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị tốt trước khi sinh, các bà bầu nên bắt đầu kỳ nghỉ thai sản 1 hoặc 2 tuần trước sinh.
Hạn chế những công việc nặng
Mỗi vị trí công việc sẽ có tính chất công việc khác nhau, vì vậy bà bầy cần tìm hiểu các kiến thức liên quan trong giai đoạn thai kỳ điều chỉnh tần suất làm việc và chế độ nghỉ ngơi, bổ sung sinh dưỡng hợp lý để tránh những nguy cơ hay các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả thai nhi lẫn thai phụ.
Với phụ nữ mang thai làm công việc lao động chân tay
Chia sẻ về tính chất công việc để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chế độ làm việc, thao tác công việc phù hợp.
Uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng đảm bảo các nhóm dinh dưỡng cần thiết
Đan xen thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều nhất trong ca làm việc
Đề xuất được điều chuyển vị trí công việc phù hợp với giai đoạn thai kỳ
Với phụ nữ mang thai làm việc trong môi trường văn phòng
Chú trọng về chế độ dinh dưỡng đan xen trong thời gian làm việc
Cố gắng đi lại trong thời gian ngồi làm để tránh việc ngồi quá lâu
Vận trang phục thoải mái cho bà bầu, hạn chế đi giày cao
Uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng đảm bảo các nhóm dinh dưỡng cần thiết
Khi ngồi nên đặt một chân lên một chiếc ghế khác và luân phiên thay đổi chân.
Những bất thường giai đoạn thai kỳ ảnh hưởng tới sức khoẻ làm việc lao động nữ
Để chào đón được thiên thần nhỏ, trong suốt quá trình mang thai phụ nữ thực sự rất nhiều áp lực, từ cảm xúc ban đầu, lo lắng cho chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ mẹ, đồng thời là áp lực với tần suất công việc giai đoạn mang thai không thể duy trì như trước thời kỳ mang thai, dấu hiệu bất thường của thai nhi…đó cũng chính là những rủi ro ngoài đánh giá với phụ nữ mang thai ảnh hưởng tới việc duy trì ổn định công việc hay có khi sẽ phải xin nghỉ việc để an thai.
Vì vậy Một số rủi ro thường gặp mà phụ nữ mang thai cần chú ý là:
– Tỉnh trạng dư ối/thiếu nước ối, thai ngoài dạ con …có thể nguy cơ sảy thai hoặc sinh non
– Có tiền sử sảy thai nhiều lần
– Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao và có nguy cơ bị tiền sản giật
– Thai nhi phát triển có dấu hiệu bất thường
…
Việc đánh giá nhận diện các nguy cơ rủi ro nói chung cũng như việc thực hiện đánh giá rủi ro an toàn phụ nữ mang thai giúp đưa ra các Hành động/Biện pháp phòng ngừa: Là hành động hoặc biện pháp được thực hiện theo trình tự, có kế hoạch nhằm loại trừ hoặc kiểm soát một mối nguy hoặc rủi ro; đồng thời ngăn ngừa sự lặp lại hoặc tái diễn của mối nguy hoặc rủi ro trong tương lai.
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
Website: https://moitruongcrsvina.com/
Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
Email: lananhcrsvina@gmail.com
Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.