Huấn luyện an toàn hóa chất đã và đang là công tác được quản lý chặt chẽ, bởi với thực tế ứng dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện này, các đơn vị sử dụng hầu hết các hóa chất từ phụ gia thực phẩm đến hóa chất sản xuất ra các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, nguy cơ về mất an toàn trong quá trình sử dụng, quản lý cũng như nhằm nâng cao ý thức để có biện pháp phòng tránh cải thiện, giảm nguy cơ bệnh nghề nghiệp.
Hiện nay với công tác tổ chức khoá đào tạo, huấn luyện an toàn thì doanh nghiệp còn lúng túng trong việc tổ chức khóa huấn luyện phù hợp mà đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý.
Một số câu hỏi được gửi về cho Phòng an toàn Crs Vina như sau:
Câu hỏi: “Kính chào Qúy Cơ Quan, được biết Crs Vina là trung tâm chuyên môn về các khóa huấn luyện an toàn cũng như đặc biệt khóa huấn luyện an toàn hóa chất, Công ty Chúng Tôi có sử dụng hóa chất vào hoạt động sản xuất, Chúng Tôi đã tổ chức đào tạo an toàn lao động cho 6 nhóm theo quy định nghị định 44/2016/NĐ-CP trong đó có nhóm 3 về an toàn hóa chất, Vậy theo Nghị định 113/2017 thì Chúng tôi có phải tổ chức thêm khóa đào tạo hóa chất nữa hay không”
Trả lời: Để giải đáp các thắc mắc chung về “Có phải huấn luyện an toàn hóa chất nđ 44 và nđ 113 không?“ cũng như của Qúy doanh nghiệp xin được trả lời câu hỏi của Qúy doanh nghiệp như sau:
Căn cứ theo quy định của quản lý hóa chất thì đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các công việc có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động những người lao động sau phải huấn luyện an toàn hóa chất:
▪️ Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP đối tượng được huấn luyện an toàn hóa chất:
▪️Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương Và Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
▪️ Nhóm 2: Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở Và Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
▪️ Nhóm 3: Người lao động làm việc liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Vậy việc huấn luyện an toàn hóa chất sẽ được quản lý bởi 2 cơ quan quản lý nhà nước gồm: Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và Bộ Công Thương, với quy định đối tượng cụ thể như trên.
Qúy doanh nghiệp đã tổ chức khóa tập huấn về an toàn lao động có nhóm 3 thuộc danh mục công việc thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH và chưa tổ chức kết hợp cùng khóa học của nội dung đào tạo Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì vẫn phải tổ chức khóa huấn luyện bổ sung và được cấp kết quả, hồ sơ lưu theo quy định.
Xin mời Qúy doanh nghiệp tham khảo văn bản trả lời doanh nghiệp như dưới đây:
Với những chia sẻ trên rất hy vọng Các Anh (Chị) có thêm thông tin hữu ích để thuận tiện việc tổ chức khóa huấn luyện phù hợp và tối ưu chi phí. Mọi vấn đề vướng mắc hay hỗ trợ các văn bản pháp luật xin liên hệ trực tiếp bộ phận để được hỗ trợ.
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.