Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thủy sản

Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thủy sản

Trong hoạt động hằng ngày của con người, ở thời điểm sinh hoạt cuộc sống tại gia đình hay đến nơi làm việc, Chúng ta đều diễn ra các hoạt động để tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất duy trì sự phát triển ổn định của xã hội, vậy Chúng Ta đã thực sự chú trọng về việc nhận định rủi ro, đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro xảy ra với bản thân, gia đình, cho công ty ở mức tối ưu chưa?

Việc đánh giá rủi ro đã không còn ở mức độ là ý thức của mỗi tổ chức mà đã được đưa vào quy định của nhà nước. Ngày 15/05/2016 Bộ lao động thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định về các nhóm ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải xây dựng tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Vậy Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thủy sản là như thế nào? Khi nào phải thực hiện Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thủy sản? Các bước thực hiện Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thủy sản?…

Là tổ chức chuyên về Tư vấn nhận diện, đánh giá rủi ro an toàn lao động, thực hiện cho các doanh nghiệp thủy sản Chúng tôi Xin chia sẻ một số nội dung dưới đây, Qúy Khách hàng cần hỗ trợ xin liên hệ trực tiếp bộ phân chuyên trách HOTLINE: 0903 980 538 hoặc Email: lananhcrsvina@gmail.com để được tư vấn tốt nhất.

Đặc thù của ngành thủy sản gồm các đơn vị Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản là tỷ lệ lao động nhiều, máy móc sử dụng nhiều và công đoạn khác nhau nên các yếu tố có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao, việc đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị dệt may da giày cũng nhằm giúp giảm thiểu các tai nạn lao động giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí.

Khi nào cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thủy sản

♦ Các đơn vị Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản  phải thực hiện đánh giá khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh;

♦ Định kỳ ít nhất thực hiện đánh giá lại 1 lần trong năm.

♦ Thực hiện đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Đánh giá rủi ro an toàn lao động ngành thủy sản

Các bước thực hiện Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thủy sản

♦ Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;

♦ Bước 2: Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;

♦ Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

☘ Kế hoạch đánh giá rủi ro về an toàn vệ sinh lao động

Điều 4 Thông tư 07/2016 nêu về Lập kế hoạch đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động như sau:

♦   Xác định Mục đích, nhu cầu, đối tượng, phạm vi và thời điểm để thực hiện việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động tại cơ sở.

♦  Phân tích phương pháp lựa chọn cách thức nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

♦  Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

♦  Dự trù kinh phí để thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động.

☘ Phân tích các thông tin để đánh giá rủi ro an toàn lao động

Sau khi nhận diện các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm tiến hành phân tích khả năng phát sinh các nguy cơ rủi ro và đánh giá hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động. Từ phân tích các dữ liệu thông tin thu thập thực tế tại cơ sở, tiến hành tổng hợp kết quả đánh giá như sau: 

♦  Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

♦  Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.

♦ Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện Điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 

Liên hệ CRS VINA để được tư vấn và báo chi phí tốt nhất:

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Tin tức.