Tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội
- 1 Tại sao phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
- 2 Đối tượng nào phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
- 3 Các văn bản pháp luật liên quan
- 4 Dự báo những nguy cơ, tình huống xảy ra sự cố để xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó.
- 5 Nội dung biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
- 6 Những hồ sơ cần thiết khi xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội.
- 7 Thời điểm cần tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội
- 8 Quy trình tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
- 9 Đơn vị tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội CRS VINA
- 10 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN, TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG CRS VINA
Theo số liệu thống kê, hiện nay Hà Nội có hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh hóa chất và hầu hết các doanh nghiệp khác đều sử dụng hóa chất trong công đoạn sản xuất. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất (đặc biệt là những hóa chất nguy hiểm) ngày càng tăng nhưng kèm theo đó là các nguy cơ xảy ra sự cố đe dọa sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và môi trường. Để đảm bảo không xảy ra các sự cố và có thể ứng phó, xử lý kịp thời các sự cố hóa chất do bất kỳ nguyên nhân nào, các doanh nghiệp, cơ sở cần phải thực hiện xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP. CRS VINA chuyên Tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội.
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chất lượng môi trường, CRS VINA cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội cho tất cả các đơn vị trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động hóa chất tại Hà Nội muốn yêu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn: 0903.980.538 hoặc gửi email về địa chỉ: lananhcrsvina@gmail.com
Tại sao phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
⭐ Tuân thủ quy định của pháp luật.
⭐ Nắm bắt được tình hình thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất của doanh nghiệp. Để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời với những sự cố có thể xảy ra.
⭐ Quản lý, theo dõi lượng hóa chất sử dụng, hiện có tại cơ sở để có phương án sử dụng tối ưu, xây dựng các biện pháp phòng ngừa phú hợp.
Đối tượng nào phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu trữ và vận chuyển các hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Tất cả các doanh nghiệp không phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Các văn bản pháp luật liên quan
✍️ Luật Hóa chất năm 2007.
✍️ Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất thay thế Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP.
✍️ Nghị định 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động hóa chất.
✍️ Thông tư 20/213/TT-BCT.
✍️ Nghị định 77/2016/NĐ-CP.
Dự báo những nguy cơ, tình huống xảy ra sự cố để xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó.
▫️ Để có thể xây dựng được biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tốt nhất theo tình hình thực tế của doanh nghiệp, cơ sở. Qua đó cần phải đưa ra những dự báo nguy cơ và tình huống có thể xảy ra qua các hoạt động:
▫️ Dự báo điểm nguy cơ: Lập danh sách các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố như vị trí thiết bị sản xuất hóa chất, các thiết bị xung quanh hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản, số người lao động có mặt trong khu vực.
▫️ Các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm tối thiểu khả năng xảy ra sự cố.
▫️ Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn cơ xảy ra sự cố: kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra.
Nội dung biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
▪️ Nhân lực quản lý hóa chất, hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp tứng phó sự cố. Những thông tin liên quan đến hoạt động dự án.
▪️ Cở sở vật chất và trang thiết bị ứng phó sự cố:
▪️ Danh sách thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố hóa chất hiện có tại cơ sở: Tên, số lượng, tình trạng thiết bị. Hệ thống bảo vệ, dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chăn sự cố. Trang thiết bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở.
▪️ Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp.
▪️ Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó với các tình huống đã được dự báo.
▪️ Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
▪️ Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.
Những hồ sơ cần thiết khi xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội.
▪️ Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Việt Nam và Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài.
▪️ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy phép kinh doanh chi nhánh (nếu có).
▪️ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất.
▪️ Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng và Giấy phép xây dựng (nếu có).
▪️ Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC tại doanh nghiệp.
▪️ Biện pháp chữa cháy và biện pháp cứu hộ cứu nạ, biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.
▪️ Biên bản kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét.
▪️ Giấy phép đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của xe chở hàng.
▪️ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay Đề án bảo vệ môi trường hay Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.
▪️ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
▪️ Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.
▪️ Sơ đồ vị trí, sơ đồ mặt bằng tổng thể.
▪️ Sơ đồ thoát hiểm.
▪️ Nội quy lưu trữ hàng hóa, xuất nhập hàng hóa.
▪️ Phiếu an toàn hóa chất.
▪️ Danh sách các nhân viên tham gia tổ phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, lợp tập huấn an toàn hóa chất.
Thời điểm cần tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội
▪️ Thực hiện xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó trước khi dự án chính thức đi vào hoạt động.
▪️ Đối với các dự án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định 113 có hiệu lực mà chưa có biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất thì phải xây dựng và quyết định ban hành biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong vòng
Quy trình tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Đánh giá về hóa chất tại cơ sở, tổng hợp dữ liệu.
Bước 3: Xây dựng biện pháp với các hóa chất và tình hình thực tế của cơ sở.
Bước 4: Đánh giá tính khả thi của biện pháp.
Bước 5: Ban hành và áp dụng biện pháp.
Bước 6: Nộp bản biện pháp lên Sở Công thương tại địa phương.
Bước 7: Lưu hồ sơ tại cơ sở và trình ra khi có yêu cầu.
Đơn vị tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội CRS VINA
👉 Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động lĩnh vực tư vấn môi trường, tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố theo quy định của pháp luật.
👉 Đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế về an toàn hóa chất.
👉 Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các hồ sơ pháp lý với chi phí tối ưu.
👉 Hãy liên hệ CRS VINA để được hướng dẫn và tư vấn:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN, TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: http://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
🔅 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
🔅 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
🔅 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🔅 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.