Quy định về huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Để kịp thời ứng phó với các tính huống cháy, nổ xảy ra tại cơ sở thì việc huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy là cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan. Dưới đây là một số quy định về huấn luyện nghiệp vụ PCCC tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký huấn luyện nghiệp vụ PCCC, vui lòng liên hệ CRS VINA để được tư vấn. Hotline 0903.980.538. CRS VINA phối hợp cùng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn, Công an tỉnh tại các tỉnh thành trên toàn quốc thường xuyên khai giảng các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

Quy dinh ve huan luyen nghiep vu PCCC

Đối tượng phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Những người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy chữa cháy.

Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.

Thành viên đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.

Những người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.

Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.

Người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Thành viên thuộc đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

Quy định về nội dung huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.

Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.

Biện pháp phòng cháy.

Biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

Phương pháp bảo quan, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Sau khi hoàn thành phần nội dung lý thuyết, các học viên sẽ tham gia thực hành các tình huống giả định, sử dụng các phương tiện chữa cháy,…

Quy định về huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Đối tượng Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu

 

Huấn luyện lại để được cấp chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ PCCC Huấn luyện bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ PCCC

 

▪️ Những người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy chữa cháy.

▪️ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.

▪️ Những người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.

▪️ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ.

▪️ Người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

▪️ Thành viên thuộc đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

 

Thời gian tối thiểu từ 16 đến 24 Thời gian tối thiểu là 16 giờ Thời gian tối thiểu 08 giờ
▪️ Thành viên đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.

 

Thời gian tối thiểu từ 32 đến 48 giờ Thời gian tối thiếu là 32 giờ Thời gian tối thiểu 16 giờ

 

Quy định về hồ sơ đề nghị huấn luyện nghiệp vụ PCCC

a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số PC21

– Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện.

– Danh sách trích ngang lý lịch của người được huấn luyện.

b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức huấn luyện,hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị tổ chức huấn luyện và cấp chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số PC22.

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký tham gia huấn luyện.

c) Đối với cá nhân có nhu cầu: Có văn bản đề nghị tham gia huấn luyện, cấp chứng nhận theo Mẫu số PC23.

Quy định về trách nhiệm tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch UBND các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.

Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp, trong phạm vi toàn quốc.

Hết thời hạn trên, các cá nhân phải đăng ký tham gia huấn luyện lại để cấp chứng nhận mới.

Quy định về chi phí tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Chi phí tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, CNCH do cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân có nhu cầu tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO AN TOÀN.