Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Nha Trang

Nha Trang là địa phương tập trung nhiều nhà máy và ngành công nghiệp sản xuất, sử dụng hóa chất công nghiệp, hóa chất nguy hiểm. Tuy nhiên, những sự cố liên quan đến hóa chất nguy hiểm luôn tiềm ẩn và vẫn thường xuyên xảy ra do khả năng ứng phó sự cố hóa chất còn yếu kém. Hậu quả của những sự cố hóa chất gây ra là tổn thất lớn về tài sản thậm chí chết người do phơi nhiễm trực tiếp qua mắt, tiếp xúc qua da, hô hấp, tiêu hóa hay do việc nhiễm tạp chất trong đất, nước ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp thực phẩm. Để giảm thiểu nguy cơ và hậu quả nếu có của các sự cố hóa chất, các cơ quan chức năng đã ban hành các quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Để thuận tiện và nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, CRS VINA cung cấp dịch vụ hướng dẫn lập Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Nha Trang.

 

Hotline tư vấn: 0903.980.538

📩 Email: lananhcrsvina@gmail.com

 

 

 

Căn cứ pháp lý để Lập kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Nhà Trang

 

🎋 Luật hóa chất 2007.

🎋 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

🎋 Thông tư 32/2017/TT-BCT.

Mục đích của việc lập kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

 

👉 Nâng cao ý thức thức chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất.

👉 Chủ động phòng ngừa để không xảy ra sự cố mất an toàn hóa chất tại cơ sở.

 

Đối tượng phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất gồm:

 

✍️ Đối tượng phải xây dựng kế hoạch:

Dự án đầu tư sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất LỚN nhất tại một thời điểm LỚN hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại PHỤ LỤC IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (cơ sở hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất LỚN nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định.

Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất thay đổi công suất sản xuất, khối lượng cất giữ, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định.

Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch đồng thời có hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất thì phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng biện pháp.

✍️ Trường hợp phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất:

Dự án hóa chất có khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm NHỎ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm NHỎ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Chủ đầu tư, doanh nghiệp trong trường hợp trên phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lí ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

 

Xem thêm:

 

 

Dữ liệu liên quan khi lập biện pháp – kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất:

 

▪️ Quy mô đầu tư: diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng, công suất tiêu thụ.

▪️ Công nghệ sản xuất.

▪️ Bản kê khai bao gồm: tên hóa chất, khối lượng, đặc tính hóa học, độc tính của các loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

▪️ Bản mô tả các yêu cầu kĩ thuật về bao gói, bảo quản, vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm:

▪️ Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại.

▪️ Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;

▪️ Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

Các tài liệu kèm theo:

▪️ Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;

▪️ Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản.

▪️ Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, trung gian.

 

Danh mục hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

 

▪️ Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

▪️ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất, Giấy phép kinh doanh hóa chất chi nhánh.

▪️ Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

▪️ Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng, Giấy phép xây dựng (nếu có).

▪️ Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC.

▪️ Phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.

▪️ Giấy phép đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của xe chở hàng do PCCC cấp, hợp đồng thuê xe.

▪️ Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Đề án BVMT hoặc Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.

▪️ Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.

▪️ Sơ đồ vị trí, sơ đồ mặt bằng tổng thể.

▪️ Sơ đồ thoát hiểm.

▪️ Nội quy lưu trữ, xuất nhập hàng hóa.

▪️ Phiếu an toàn hóa chất.

▪️ Danh sách nhân viên tham gia tổ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của các nhân viên này đã tham gia lớp đào tạo an toàn hóa chất.

 

Quy trình thực hiện lập biện pháp – kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất:

 

Bước 1: Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Công thương. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận cho cơ sở. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cơ sở phải bổ sung, chỉnh sửa cho đầy đủ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời gian 4 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu không đầy đủ.

Thời gian xác nhận Biện pháp không quá 20 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định.

Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở Công thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.

Sở Công thương sẽ tổ chức kiểm tra thực tế dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá, xác nhận Biện pháp.

Bước 4: nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công thương.

Trả kết quả, kiểm tra giấy biên nhận, hướng dẫn kí vào sổ theo dõi trước khi giao Giấy xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

 

 

 

Trung tâm tư vấn lập Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Nha Trang

 

CRS VINA với chức năng tư vấn môi trường, qua nhiều năm hoạt động cùng kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên am hiểu luật, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn lập kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Nha Trang khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Để được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với CRS VINA để tư vẫn miễn phí các thắc mắc về dịch vụ.

Vui lòng liên hệ:

 

TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN VÀ TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 ⭐ 0984.886.985

🌎 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📩 Email: lananhcrsvina@gmail.com

️⛳ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

️⛳ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

️⛳ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

️⛳ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under Hóa chất & Thiết bị.