Xử lý môi trường
Xử lý môi trường là gì? Quy trình xử lý môi trường như thế nào?Thời gian xử lý môi trường mất bao lâu? Với nhứng câu hỏi mà Chúng tôi thường gặp khi các đơn vị gặp vấn đề về môi trường và cần thực hiện biện pháp xử lý cải thiện môi trường, với kinh nghiệm thực hiện cho hàng trăm đơn vị trên phạm vi toàn quốc, tư vấn các biện pháp xử lý môi trường tối ưu nhất cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí xử lý và vận hành, Qúy doanh nghiệp đang cần thực hiện việc xử lý môi trường hãy liên hệ Hotline: 0903 980 538 để được hướng dẫn giải đáp những vướng mắc.
Dưới dây Chúng tôi gửi tới các bạn nội dung về vấn đề Xử lý môi trường để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
Xử lý môi trường là gì?
Xử lý môi trường là việc thực hiện các biện pháp xử lý hóa lý sinh để khắc phục vấn đề ô nhiễm từ nguồn phát sinh thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.
Xử lý môi trường thường chủ yếu là xử lý về môi trường nước thải, môi trường khí thải và các chất thải nguy hại.
Quy trình xử lý môi trường như thế nào?
Nguyên tắc chung của quy trình xử lý môi trường như sau: Xử lý nước thải => Xử lý chất thải nguy hại (dạng rắn) => Xử lý khí thải.
Tức là quá trình xử lý chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn rồi sang dạng khí.
* Sau đây là một Quy trình xử lý nước thải ngành mực in mà công ty CRS VINA đã thực hiện.
Mực in là thành phần được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất bao bì, ngàng công nghiệp về in ấn. Thành phần chủ yếu mực in gồm: nhựa kết dính, bột màu và dung môi, ngoài ra có chất phụ gia cho gia tăng tính chất đặc biệt của mực như mực chịu nhiệt, mực siêu bóng, mực in mặt ngoài…. Đặc điểm của nước thải kiểu này: độ màu cao, nguồn gốc từ màu mực để in ấn sản phẩm thì hàm lượng SS, COD, BOD rất cao, pH không ổn định, độ màu, độ đục, gây màu cho nguồn tiếp nhận, và ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thực vật thủy sinh, ảnh hưởng tới cảnh quan. Khi tiến hành xử lý dạng nước thải hỗn hợp như này thì công CRS VINA đưa ra quy trình xử lý như sau:
– Bồn thu gom nước thải: Nước thải mực in, nước thải làm lạnh trong quá trình in, nước nóng làm nóng trong quá trình gia công, hóa chất từ các công đoạn sản xuất được đưa về bồn thu gom. Tại đây sử dụng bazo/axit để làm ổn định pH và song chắn rác sẽ giữ lại các rác thô có trong nước thải để tránh tắt nghẽn các thiết bị xử lý nước thải về sau.
– Quá trình kết tủa thường gặp trong xử lý nước là kết tủa carbonate canxi và hydroxit kim loại. Ví dụ ứng dụng quá trình kết tủa làm mềm nước theo phương pháp như sau:
Sử dụng vôi: Ca(OH)2 + Ca(HCO3) = 2CaCO3 + 2H2O
Sử dụng carbonate natri: Na2CO3 + CaCl2 = 2NaCl + CaCO3
Sử dụng xút: 2NaOH + Ca(HCO3)2 = Na2CO3 + CaCO3 + H2O
– Kim loại chứa trong nước thải có thể tách loại đơn giản bằng cách tạo kết tủa kim loại dưới dạng hydroxit. Giá trị pH tối ưu để quá trình kết tủa xảy ra hiệu quả nhất của các kim loại khác nhau không trùng nhau. Do đó, cần xác định giá trị pH thích hợp đối với từng kim loại nước thải cụ thể cần xử lý. Bên cạnh đó, quá trình kết tủa còn được ứng dụng trong quá trình khử SO42-, F-, PO43-.
– Bể Keo Tụ: Nước thải được bơm lên bể keo tụ và tại bể keo tụ sẽ tiến hành dùng phèn PAC để tạo phản ứng kết tủa (quá trình keo tụ), mục đích là để tạo liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù và kéo chìm xuống đáy bể. Mục đích quá trình keo tụ tạo bông để tách các hạt cặn có kích thước 0,001(m < ( < 1 (m, không thể tách loại bằng các quá trình lý học thông thường như lắng, lọc hoặc tuyển nổi. Cơ chế của quá trình keo tụ tạo bông gồm:
– Quá trình nén lớp điện tích kép, giảm thế điện động zeta nhờ ion trái dấu: khi bổ sung các ion trái dấu vào nước thải với nồng độ cao, các ion sẽ chuyển dịch đến lớp khuyếch tán vào lớp điện tích kép và tăng điện tích trong lớp điện tích kép, giảm thế điện động zeta và giảm lực tĩnh điện.
– Quá trình keo tụ do hấp phụ ion trái dấu trên bề mặt, trung hoà điện tích tạo ra điểm đẳng điện zeta bằng 0. Trong trường hợp này, quá trình hấp phụ chiếm ưu thế.
Cơ chế hấp phụ – tạo cầu nối: các polymer vô cơ hoặc hữu cơ có thể ion hoá, nhờ cấu trúc mạch dài chúng tạo ra cầu nối giữa các hạt keo qua các bước sau:
– Phân tán polymer.
– Vận chuyển polymer đến bề mặt hạt.
– Hấp phụ polymer lên bề mặt hạt.
– Liên kết giữa các hạt đã hấp phụ polymer với nhau hoặc với các hạt khác.
– Bể Tạo Bông: Nước thải sau đó bơm vào bể tạo bông, hóa chất polymer được châm vào nhờ bơm định lượng hóa chất, các bông cặn hình thành sẽ liên kết với nhau thành khối lớn hơn nhờ hóa chất này nhằm tăng hiệu quả xử lý cặn lơ lửng.
– Bể Lắng 1 (bể lắng hóa lý): Tác dụng của bể này là để lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải, bùn này được thu gom và xử lý riêng.
– Bể Điều Hòa: Nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và phụ thuộc nhiều vào loại nước thải của nhà máy, vì vậy cần thiết xây dựng Bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ, làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải gây sự cố không mong muốn cho toàn bộ hệ thống.
– Bể Xử Lý Hiếu Khí: Bể có nhiệm vụ xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại trong nước. Trong bể sẽ diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp ôxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.
– Bể Lắng 2 (bể lắng sinh học): Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính hình thành từ bể sinh học hiếu khí được dẫn đến Bể lắng 2. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đến các công trình xử lý tiếp theo, vì vậy Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Tại đây nước được đưa vào ống trung tâm đi xuống đáy bể và đi ngược trở lên và được thu vào máng thu. Phần bùn được lắng xuống đáy bể. Lượng bùn dư sẽ được bơm sang bể chứa bùn sinh học chờ xử lý.
– Bể Khử trùng: Nhờ hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.
Thời gian xử lý môi trường bao lâu?
Các nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường gồm ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí…sẽ được xác định và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Với hệ thống thiết kế phù hợp với điều kiện tại cơ sở sẽ tiến hành thi công và xử lý, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào mức độ của yếu tố nguồn ô nhiễm, dao động từ 2 tháng đến 6 tháng.
Crs Vina tự hào là thương hiệu uy tín là đối tác tin cậy của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang tới cho Khách hàng những giá trị tối ưu nhất, tư vấn biện pháp xử lý tiên tiến với chi phí thực hiện và vận hành thấp nhất.
Hotline: 0903 980 538 (Hỗ trợ 24/7)
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
Website: http://moitruongcrsvina.com/
Facebook: https://www.facebook.com/daotaochungnhancrsvina/
Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, P.Hoà Phát, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.