Thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động
Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động, việc thành lập Hội đồng An toàn, Vệ sinh lao động là rất cần thiết. Thành lập hội đồng an toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp, tổ chức cần chú trọng việc thành lập và hoạt động hiệu quả của hội đồng an toàn, vệ sinh lao động.
☘ Hội đồng an toàn vệ sinh lao động
Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động là những người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động.
☘ Khi nào phải thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động?
Người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở trong các trường hợp sau:
▪️ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và sử dụng từ 300 người lao động trở lên.
▪️ Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác những trường hợp trên và có sử dụng từ 1,000 người lao động trở lên.
▪️ Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
▪️ Ngoài ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với những trường hợp trên có thể thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động.
☘ Thành phần hội đồng an toàn, vệ sinh lao động gồm những ai?
Thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm:
🔹 Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng.
Có nhiệm vụ tham mưu các vấn đề không thuộc thẩm quyền cho cấp trên.
Quyết định các vấn đề kiến nghị liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
🔹 Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động tại nơi chưa có tổ chức Công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Có nhiệm vụ kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng văn hoá an toàn lao động tại nơi làm việc. Quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
🔹 Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh là uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.
Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn vệ sinh viên.
Thống kê, báo cáo công tác hoạt động an toàn, vệ sinh lao động.
Cập nhật văn bản pháp luật có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
🔹 Người làm công tác y tế là cơ sở sản xuất, kinh doanh là uỷ viên.
Tham gia và tham vấn các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
🔹 Các thành viên khác có liên quan.
Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động phải đảm bảo tỷ lệ thành viên nam và nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh.
☘ Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động có quyền hạn và nghĩa vụ gì?
🔹 Quyền hạn của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động
Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện những nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.
Được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
Nhận phụ cấp theo quy định của người sử dụng lao động tại phụ lục đính kèm theo với quyết định này.
+ Chủ tịch/Phó Chủ tịch: 500.000 đồng/tháng.
+ Thư ký 400.000 đồng/tháng.
+ Ủy viên: 300.000 đồng/tháng.
🔹 Nghĩa vụ của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động
Được quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật an toàn vệ sinh lao động, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động có nghĩa vụ:
Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc an toàn, công bằng cho người lao động. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.