Quy định về phòng cháy chữa cháy
- 1 ☘ Các quy định về phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp
- 2 ☘ Quy định tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở
- 3 ☘ Quy định thành lập đội chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy
- 4 ☘ Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
- 5 ☘ Doanh nghiệp cần đề ra phương án về phòng cháy chữa cháy
- 6 ☘ Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
Quy định về phòng cháy chữa cháy là những yêu cầu được quy định ở các văn bản được ban hành có hiệu lực áp dụng tại thời điểm hiện tại, việc thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn PCCC rất quan trong nhằm đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản của công ty, tổ chức doanh nghiệp. Vì vậy các công ty, doanh nghiệp cần phải đề nghị kiểm tra điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy để xem đủ điều kiện hay chưa. Đồng thời cần xem xét các thiết bị chữa cháy và đề ra phương hướng cụ thể, tổ chức đội ngũ ứng phó với cháy nổ để đảm bảo an toàn cho công ty, doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu các quy định về phòng cháy, chữa cháy mới nhất để nắm bắt những quy định về phòng cháy chữa cháy.
☘ Các quy định về phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp
◾Có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp.
◾Có bản nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
◾Có quy định về chế độ trách nhiệm của các cán bộ, cá nhân trong công tác phòng cháy chữa cháy.
◾Có phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
◾Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lí thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ.
◾Có quy trình kĩ thuật an toàn về phòng cháy chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
◾Những người đứng đầu doanh nghiệp như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy chữa cháy phải có văn bằng chứng chỉ về việc đào tạo.
◾Những người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng chống cháy nổ.
◾Phương tiện, thiết bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, giám sát bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
◾Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ công nhân viên.
◾Những bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện cho mọi người biết.
◾Có sơ đồ về phòng cháy chữa cháy và để nơi dễ nhìn, quan sát.
◾Trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy, bố trí ở những vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra chất lượng phương tiện.
◾Có hệ thông báo cháy đầy đủ.
◾Treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ cháy nổ.
◾Kho nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.
☘ Quy định tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở
◾Có quyết định thành lập lực lượng PCCC cơ sở.
◾Có quy định bằng văn bản về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong đội PCCC cơ sở.
◾Doanh nghiệp có dưới 10 người thì tất cả các thành viên trong cơ sở đều là thành viên.
◾Doanh nghiệp có từ 10 đến 50 người thì cần tối thiểu 10 thành viên, 1 đội trưởng và các đội phó.
◾Doanh nghiệp có từ 50 đến 100 người thì cần tối thiểu 15 thành viên, 1 đôi trưởng và các đội phó.
◾Đối với doanh nghiệp có trên 100 người thì cần tối thiểu 25 thành viên, 1 đội trưởng và các đội phó.
◾Nếu có nhiều phân xưởng và bộ hận làm việc độc lập hoặc theo ca thì cần có 1 tổ phòng cháy chữa cháy túc trực tối thiểu từ 5 đến 7 người trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó.
☘ Quy định thành lập đội chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy
◾Mỗi doanh nghiệp cần thành lập ban chỉ huy PCCC ở tại doanh nghiệp, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong ban chỉ đạo, các thành viên phải được đào tạo một cách đầy đủ theo quy định.
◾Ban chỉ huy PCCC phải được duy trì thường xuyên ,thực hiện kiểm tra chặt chẽ, có phương án chữa cháy hiệu quả khi xảy ra sự cố.
◾Báo cáo kị thời tình hình PCCC cho cơ quan PCCC, báo cáo thực hiện 6 tháng 1 lần.
☘ Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
◾Tổ chức huấn luyện, đăng ký huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các đối tượng tại doanh nghiệp:
◾Người có chức danh chỉ huy PCCC.
◾Cán bộ, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.
☘ Doanh nghiệp cần đề ra phương án về phòng cháy chữa cháy
◾Từ tình hình thực tế thực tế của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp rút ra những điểm nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến cháy nổ tại doanh nghiệp, đề xuất khả năng ứng phó nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả.
◾Đề ra tình huống hỏa hoạn phức tạ và tình huống cháy có thể xảy ra, khả năng đám cháy hát triển theo nhiều mức độ.
◾Đề ra kế hoạch hoạt động, sử dụng nhân lực, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kĩ thuật phòng cháy chữa cháy.
◾Tổ chức diễn tập mỗi năm một lần và diễn tập đột xuất để các thành viên thuần thục quy trình và cách ứng phó với hỏa hoạn, làm tăng hiệu quả chữa cháy khi không may có cháy xảy ra.
☘ Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
◾Người có trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án.
◾Phương án chữa cháy phải được tổ chức diễn tập ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.
◾Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa cụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên trong Công ty, Doanh nghiệp kể cả khách hàng đến công tác tại doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ gây ra, mỗi doanh nghiệp cần làm tốt các quy định PCCC đối với doanh nghiệp như trên.
Trên đây là các quy định về phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp, khi thành lập doanh nghiệp bạn cần chú ý và chấp hành những quy định đó, khi vi phạm sẽ có những chế tài xử lí, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.