Quy định về đào tạo an toàn hóa chất

Hóa chất ngày càng được sử dụng và ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất. Sản xuất, kinh doanh, bảo quản hay sử dụng hóa chất đều đòi hỏi tính an toàn cao tuyệt đối. Vì có rất nhiều loại hóa chất có ứng ứng dụng quan trọng nhưng lại vô cùng độc hại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chủ quan hoặc chưa hiểu hết được mức độ nguy hiểm của hóa chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng. Dẫn đến những sự cố hóa chất gây ra những tổn thất về người và tài sản. Vậy nên, tất cả những doanh nghiệp và người lao động làm việc liên quan đến hóa chất cần phải tham gia các lớp huấn luyện an toàn hóa chất. Quy định về đào tạo an toàn hóa chất được quy định tại điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

Trung tâm đào tạo và chứng nhận CRS VINA là đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113 cho các đối tượng theo quy định. Cấp giấy chứng nhận có giá trị toàn quốc.

HOTLINE: 0903.980.539

 

 

 

 

Cơ sở pháp lý quy định đào tạo an toàn hóa chất

 

✍️ Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn vệ sinh lao động về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

✍️ Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất.

✍️ Nghị định số 38/2014/NĐ-CP

 

Quy định về đào tạo an toàn hóa chất cho các nhóm đối tượng nào?

 

Để đảm bảo an toàn hóa chất khi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ hóa chất, các đối tượng sau cần phải được huấn luyện an toàn hóa chất:

Nhóm 1: Những người đứng đầu cơ sở, đơn vị sản suất, kinh doanh và phòng ban, chi nhánh trực thuộc. Quản lý phân xưởng hoặc bộ phận tương đương.

Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. Người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật.

Nhóm 2: Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở.

Những người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

Nhóm 3: Người lao động làm việc liên quan trực tiếp đến hóa chất.

huan luyen an toan hoa chat

Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất

 

Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện. Tính chất chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.

Nội dung huấn luyện hóa chất đối với nhóm 1.

▪️ Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất.

▪️ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất.

▪️ Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.

Nội dung huấn luyện nhóm 2

▪️ Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất.

▪️ Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất. Phân loại, ghi nhãn hóa chất.

▪️ Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm.

▪️ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất.

▪️ Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất. Giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường. Phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

Nội dung huấn luyện hóa chất nhóm 3

▪️ Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất.

▪️ Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất.

▪️ Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc. Quy định về an toàn hóa chất.

▪️ Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất. Gồm: Sử dụng các phương tiện cứu hộ, xử lý sự cố cháy – nổ – rò rỉ – phát tán hóa chất. Sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất. Sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất. Quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố. Ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường. Thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

 

Thời gian huấn luyện

 

🔸 Đối với nhóm 1: thời gian huấn luyện tối thiểu là 08 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

🔸 Nhóm 2: thời gian huấn luyện tối thiểu là 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

🔸 Nhóm 3: thời gian huấn luyện tối thiểu là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất hóa chất phải tham gia tổ chức huấn luyện an toàn lao động, an toàn hóa chất định kỳ 02 năm/1 lần.

 

Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất

 

Người huấn luyện, đào tạo an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất. Và phải có ít nhất 7 năm kinh nghiệm về an toàn hóa chất.

 

Quý doanh nghiệp và cá nhân người lao động muốn đăng ký huấn luyện an toàn hóa chất, vui lòng liên hệ CRS VINA để được tư vấn và hướng dẫn hồ sơ đăng ký.

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 🌀 0984.886.985

🌐 Website: http://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🔸 TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🔸 Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🔸 Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
🔸 Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO AN TOÀN, Hóa chất & Thiết bị, Quan Trắc Môi Trường Lao Động, Tin tức, TƯ VẤN AN TOÀN.