Nhận diện rủi ro trong sản xuất

Trong quá trình sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến từ nhiều khía cạnh khác nhau ảnh hưởng đến con người, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần thực hiện nhận diện rủi ro trong sản xuất để kịp thời tìm ra những biện pháp, phương án xử lý phù hợp, nhằm hạn chế và khắc phục những rủi ro không mong muốn.

Rủi ro trong sản xuất là gì?

Không có một khái niệm cụ thể nào về rủi ro trong sản xuất. Hiểu một cách đơn giản nhất thì rủi ro trong sản xuất là những tình huống, sự việc xảy ra bất ngờ và tác động tới quá trình sản xuất, làm gián đoạn các hoạt động hoặc cả một quy trình nội bộ khiến quá trình sản xuất không diễn ra theo đúng tiến độ.

Nhận diện rủi ro trong sản xuất

Nhận diện rủi ro trong sản xuất là gì?

Nhận diện rủi ro trong sản xuất là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Cơ sở nhận diện rủi ro trong sản xuất

Nguồn rủi ro bao gồm các mối nguy hiểm và phát sinh các mối nguy hiểm đến từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

Nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro: tài sản, con người.

Các loại rủi ro thường gặp trong sản xuất

An toàn lao động

Các rủi ro an toàn lao động liên quan đến các nguy cơ gây thương tích cho người lao động trong quá trình sản xuất. Rủi ro này liên quan đến việc đảm bảo quy tắc an toàn được tuân thủ, thiết bị bảo vệ cá nhân được sử dụng đúng cách và người lao động được đào tạo an toàn lao động để làm việc an toàn, đúng cách.

Sự cố an toàn thiết bị

Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị gặp những trục trặc, hư hỏng, ngừng hoạt động, hoạt động không hiệu quả,….các sự cố này dẫn đến gián đoạn sản xuất, ngừng sản xuất, mất chi phí sửa chữa, mua thiết bị mới, chậm tiến độ sản xuất. Và có thể gây mất an toàn lao động.

Rủi ro chất lượng sản phẩm là những liên quan đến khả năng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Bao gồm cả sự cố sản xuất, sai sót trong quá trình kiểm tra chất lượng hoặc thiết sót trong quy trình kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Rủi ro về chất lượng sản phẩm có thể dẫn đến trả đơn hàng hoặc ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Rủi ro chuỗi cung ứng

Là sự cố thiếu hụt hoặc đứt gãy các nguồn cung ứng, nguồn lực cần thiết cho sản xuất. Dẫ đến việc gián đoạn sản xuất, giảm năng suất làm việc, chậm trễ đơn hàng, thậm chí ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.

Thu hồi sản phẩm

Khi doanh nghiệp không nhận diện và quản lý những rủi ro trước đó thì việc phải bỏ ra một khoản phí để thu hồi sản phẩm lỗi, sản phẩm không đạt chất lượng là hiển nhiên.

Quy trình quản lý rủi ro trong sản xuất

✅ Nhận diện rủi ro trong sản xuất

Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và đặc thù của mỗi ngành, quy trình sản xuất sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau. Các doanh nghiệp cần dựa vào những đặc trưng của lĩnh vực ngành nghề, quy mô hoạt động,…để xác định và nhận diện rủi ro.

✅ Các phương pháp nhận diện rủi ro bao gồm:

Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp là xem xét đánh giá từ các dữ liệu trước đó hoặc hỏi ý kiến chuyên gia hoặc sử dụng các công cụ chuyên dụng để phân tích.

✅ Đánh giá rủi ro trong sản xuất

Sau khi nhận diện, xác định các loại rủi ro có thể gặp phải thì doanh nghiệp cần thực hiện phân tích và đánh giá mức độ nghiêm trọng, những tác động ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Hai yếu tố quan trọng để đánh giá rủi ro một cách hiệu quả là tần suất xảy ra và mức độ tác động của những rủi ro đó lên quá trình sản xuất và doanh nghiệp.

✅ Ứng phó rủi ro

Sau khi nhận diện và đánh giá rủi ro, doanh nghiệp cần xác định các phương án ứng phó và khắc phục rủi ro. Quá trình xử lý rủi ro dựa trên tần suất và mức độ ảnh hưởng, thường gồm 4 phương án sau:

▪️ Giảm thiểu rủi ro: rủi ro là những vấn đề bất khả kháng nên gần như không thể giải quyết một cách triệt để. Vậy nên doanh nghiệp cần có những phương án giảm thiểu tối đa tần suất có thể xảy ra rủi ro trong quá trình sản xuất.

▪️ Tránh né rủi ro: Khi mà những rủi ro xuất hiện thường xuyên, khiến doanh nghiệp bị nhiều thiệt hại thì tốt nhất không nên tiếp tục quá trình sản xuất. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp hoặc quy trình sản xuất, thậm chí có thể thay đổi nguyên vật liệu để tránh gặp những rủi ro như trước đó.

▪️ Chấp nhận rủi ro: đối với nhưng rủi ro mà tần suất xuất hiện thấp, mức độ ảnh hưởng thiệt hại không đáng kể thì doanh nghiệp có xem xét chấp nhận chúng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng của rủi ro dưới nhiều góc độ rồi mới quyết định có chấp nhận hay không.

▪️ Chuyển giao rủi ro: phương án này thường áp dụng khi rủi ro xuất hiện không thường xuyên nhưng gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất. Với những loại rủi ro này, doanh nghiệp nên cân nhắc việc mua bảo hiểm được đền bù hoặc hỗ trợ khắc phục khi có rủi ro xảy ra. Các rủi ro này như thiên tại, dịch bệnh, cháy nổ,…

Nhận diện rủi ro trong sản xuất

✅ Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là thực hiện các biện pháp, quy trình và thủ tục nghiêm ngặt theo quy định của doanh nghiệp để đảm bảo giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất.

Kiểm soát rủi ro cần được lên kế hoạch, thiết kế cẩn thận để đảm bảo phù hợp và hiệu quả.

Kiểm soát rủi ro cần mang lại hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro.

Cần được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm soát rủi ro thường bao gồm:

Kiểm soát phòng ngừa nhằm tránh những sai sót trong quá trình sản xuất trước khi xảy ra rủi ro.

Kiểm soát thực hiện: được thiết kế để giám sát quy trình hoat động nhằm xác định các biện pháp phòng ngừa xó thiếu sót, xảy ra lỗi hoặc sự cố trong sản xuất.

Kiểm soát dò tìm: nhằm xác định các sai sót hoặc bất thường đã xảy ra và cho phép quản lý có hành động khắc phục kịp thời.

Giám sát và báo cáo

Giai đoạn này nhằm đánh giá sự phù hợp và tính hiệu quả của quản trị rủi ro trong sản xuất tại doanh nghiệp. Thông qua việc theo dõi và đánh giá định kỳ cách xử lý rủi ro, doanh nghiệp từ đó có thể điều chỉnh chương trình quản lý rủi ro phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Nội dung báo cáo rủi ro bao gồm:

Đánh giá hiệu quả của các hoạt động kiểm soát.

Đánh giá hiệu quả của khung quản trị rủi ro doanh nghiệp.

Báo cáo về các rủi ro còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp ứng phó, xử lý.

Rủi ro trong sản xuất là một vấn đề khó tránh khỏi dù ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng nếu xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro trong sản xuất một cách chặt chẽ, hợp lý, doanh nghiệp có thể giảm thiểu được những ảnh hưởng từ các rủi ro và tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.

Rate this post

Posted by & filed under Tin tức.