Kiểm định thiết bị an toàn
- 1 Kiểm định thiết bị an toàn là gì?
- 2 Văn bản pháp luật quy định, liên quan đến hoạt động kiểm định thiết bị an toàn.
- 3 Tại sao cần phải kiểm định an toàn thiết bị?
- 4 Danh mục những thiết bị cần phải được kiểm định an toàn
- 5 Kiểm định an toàn kĩ thuật khi nào?
- 6 Hồ sơ thực hiện kiểm định
- 7 Quy trình kiểm định
- 8 Trung tâm kiểm định an toàn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nhà xưởng sử dụng các thiết bị có nguy cơ mất an toàn thì việc kiểm tra kiểm định thường xuyên là rất quan trọng. Nếu việc kiểm tra, kiểm định các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được chú trọng, thì rất dễ gây ra những sự cố, tai nạn lao động trong quá trình sản xuất. Chính vì thế, pháp luật về an toàn lao động quy định những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ cần phải được kiểm định thiết bị an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng thì thiết bị phải được kiểm định định kỳ.
Trung tâm CRS VINA là đơn vị được chỉ định thực hiện kiểm định thiết bị an toàn đối với các máy móc, thiết bị thuộc danh mục thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký và kiểm định, vui lòng gọi hotline 0903.980.538 để được tư vấn.
Kiểm định thiết bị an toàn là gì?
Kiểm định thiết bị an toàn là hoạt động kĩ thuật thực hiện kiểm tra, kiểm định theo quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kĩ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy chuẩn kĩ thuật hoặc tiêu chuẩn kĩ thuật.
Văn bản pháp luật quy định, liên quan đến hoạt động kiểm định thiết bị an toàn.
📌 Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH.
📌 Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH.
📌 Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH.
📌 Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13.
📌 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
📌 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
📌 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP
📌 Quy chuẩn quốc gia QCVN7:2012/BLĐTBXH.
📌 Quy chuẩn quốc gia QCVN01:2008/BLĐTBXH.
📌 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện QCVN02:2011/BLĐTBXH.
📌 Quy chuẩn quốc gia QCVN3:2011/BLĐTBXH.
Tại sao cần phải kiểm định an toàn thiết bị?
🌱 Thực hiện đúng pháp luật. Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định thường xuyên theo tần suất nhất định để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
🌱 Việc kiểm định giúp hạn chế những vấn đề rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng, giảm thiểu tai nạn lao động và bảo đảm an toàn cho người lao động trong môi trường làm việc của họ.
🌱 Các thiết bị được kiểm định thường xuyên giúp công nhân an tâm trong quá trình làm việc, thoải mái, không áp lực thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc.
🌱 Kiểm định giúp phát hiện những vấn đề bất thường, hỏng hóc của thiết bị, từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa, thay thế phù hợp và làm cho quá trình sản xuất được thông suốt.
Danh mục những thiết bị cần phải được kiểm định an toàn
▪️ Nồi hơi các loại, các loại bình chịu áp lực,..
▪️ Nồi gia nhiệt dầu các loại.
▪️ Hệ thống lạnh các loại.
▪️ Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục sắt, cần trục lăn, cần trục treo.
▪️ Máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.
▪️ Máy biến áp.
▪️ Trục cáp chở người, chở hàng, trục cáp trong các máy thi công.
▪️ Palăng điện, pa lăng kéo tay.
▪️ Xe nâng hàng, nâng người.
▪️ Xe lu, xe san ủi, máy đào xúc.
▪️ Máy phát điện.
▪️ Các loại thang máy vận chuyển.
▪️ Thang cuốn, băng tải chở người.
▪️ Hệ thống cốp pha trượt.
▪️ Máy khoan, máy mài, máy hàn.
▪️ Máy ép cọc, đóng cọc.
▪️ Hệ thống bơm bê tông độc lập.
▪️ Hệ thống giàn giáo, đà giáo, cột chống chịu.
▪️ Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công công trình.
▪️ Chất chữa cháy – bột chữa cháy.
▪️ Chất tạo bọt chữa cháy.
▪️ Hệ thống chữa cháy bằng khí.
▪️ Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động.
▪️ Phương tiện phòng cháy và chữa chay cho nhà và công trình.
▪️ Bình chữa cháy cầm tay.
▪️ Xe tời điện chạy trên ray, tời tay có trọng tải trên 1 tấn.
▪️ Các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt,…
Những doanh nghiệp đang sở hữu và sử dụng những thiết bị thuộc danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cần phải chú ý đến công tác kiểm định an toàn nhằm đảm bảo hóa quá trình sản xuất diễn ra thông suốt.
Kiểm định an toàn kĩ thuật khi nào?
🔹 Kiểm định an toàn kĩ thuật lần đầu: là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
🔹 Kiểm định kĩ thuật định kì: là hoạt động đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
🔹 Kiểm định kĩ thuật an toàn bất thường: là hoạt động kiểm định an toàn thiết bị theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn của thiết bị, sau khi tháo rời chuyển thiết bị đến vị trí lắp đặt mới; và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ thực hiện kiểm định
Hồ sơ kiểm định gồm những thành phần được quy định theo từng đối tượng cụ thể tại quy trình kiểm định:
▪️ Đối với kiểm định thiết bị lần đầu gồm hồ sơ xuất xưởng, lý lịch thiết bị, báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra chống sét, nối đất và thiết bị bảo vệ; hồ sơ lắp đặt thiết bị; giấy hướng dẫn lắp đặt và vận hành thiết bị; giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
▪️ Đối với kiểm định định kì bao gồm lí lịch thiết bị; biên bản kiểm định; giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước; hồ sơ quản lí sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
▪️ Đối với kiểm định bất thường: hồ sơ kiểm định như trường hợp kiểm định kĩ thuật an toàn định kì và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác. Trường hợp thiết bị được sửa chữa, cải tạo và nâng cấp thì phải có hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và biên bản nghiệm thu sau khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt thì cần có hồ sơ lắp đặt vị trí mới.
Quy trình kiểm định
Quy trình được thực hiện theo các bước:
▪️ Kiểm tra hồ sơ, lí lịch thiết bị.
▪️ Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài.
▪️ Kiểm tra kĩ thuật – thử không tải.
▪️ Thử tải ở các cấp độ.
▪️ Xử lí kết quả – Dán tem kiểm định.
Sau khi kiểm định sẽ có kết quả về an toàn kĩ thuật đối với thiết bị, tổ chức kiểm định chúng tôi sẽ dán tem kiểm định khi kết quả đạt yêu cầu kĩ thuật an toàn.
Đồng thời cấp giấy chứng nhận kết quả kết định trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
Trung tâm kiểm định an toàn
🔸 CRS VINA là đơn vị đủ điều kiện hoạt động kiểm định thiết bị an toàn được Cục An toàn Lao động – Bộ LĐTB&XH cấp phép.
🔸 Đội ngũ kiểm định viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm.
🔸 Trang thiết bị hỗ trợ quá trình kiểm định đầy đủ, hiện đại.
🔸 Chúng tôi có văn phòng ở nhiều tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam thuận tiện cho việc đăng ký kiểm định của doanh nghiệp.
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
✔️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
✔️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
✔️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
✔️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.