Kiểm định máy ép cọc
- 1 Đối tượng thực hiện kiểm định máy ép cọc
- 2 Căn cứ pháp lý – tài liệu viện dẫn
- 3 Các loại máy ép cọc cần được kiểm định an toàn
- 4 Hình thức kiểm định máy ép cọc.
- 5 Quy trình kiểm định máy ép cọc
- 6 Điều kiện kiểm định máy ép cọc
- 7 Xử lý kết quả kiểm định máy ép cọc
- 8 Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định máy ép cọc.
- 9 Thời hạn kiểm định máy ép cọc
- 10 PHÒNG KIỂM ĐỊNH AN TOÀN – CRS VINA
Kiểm định máy ép cọc
Máy ép cọc sử dụng trong thi công xây dựng thuộc danh mục các máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Kiểm định máy ép cọc là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy có đáp ứng được những quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn hay không.
Crs Vina là đơn vị được chỉ định thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Những thiết bị này được liệt kê trong Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Quý doanh nghiệp có sử dụng một trong những thiết bị đó, cụ thể là máy ép cọc và cần kiểm định an toàn. Vui lòng liên hệ 0903.980.538 để được tư vấn và hỗ trợ.
Đối tượng thực hiện kiểm định máy ép cọc
Nhà thầu thi công xây dựng, cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, sử dụng máy ép cọcc.
Căn cứ pháp lý – tài liệu viện dẫn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn đối với thiết bị nâng.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn QTKĐ:10-2016/BLĐTBXH về cần trục tự hành.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10645:2014 (ISO 5598:2008) về hệ thống và bộ phận truyền động thủy lực/khí nén.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5179:1990 về máy nâng hạ – Yêu cầu thừ nghiệm máy thủy lực về an toàn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4755:1989 về cần trục – Yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực.Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép coc – Thi công và nghiệm thu.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5206:1990 về máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5029:1990 về máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với máy điện.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8208:2008 về cần trục.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn viện dẫn có bổ sung, sử đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn máy ép cọc có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó có các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viễn dẫn.
Các loại máy ép cọc cần được kiểm định an toàn
Máy ép cọc thủy lực: là máy hạ cọc trong lòng đất bằng lực thủy tĩnh tác dụng lên đỉnh cọc hoặc lên thân cọc nhờ các xilanh thủy lực ép cọc.
Máy ép đỉnh: Máy ép đỉnh (còn gọi là máy ép chặn) là loại máy ép tải thủy lực có lực ép hoặc tổng lực ép lên đỉnh cọc.
Máy ép ôm – máy ép rô bốt. Là loại máy ép thủy lực có lực ép đặt lên các bên của cọc ép nhờ lực ma sát giữa các bề mặt của cọc đang ép và các chấu ôm. Máy ép ôm là loại tự di chuyển trên bề mặt công trình bằng các chân bước còn được gọi là máy ép robot.
Hình thức kiểm định máy ép cọc.
Kiểm định lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy ép cọc theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn trong các trường hợp sau:
Sau khi cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy.
Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Máy nhập khẩu đã qua sử dụng.
Quy trình kiểm định máy ép cọc
Thống nhất kế hoạch kiểm định giữa các bên.
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy.
Chuẩn bị máy và mặt bằng để chuẩn bị kiểm định.
Các thiết bị và dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định.
Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi tiến hành kiểm định.
Kiểm định kỹ thuật bên ngoài
Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải
Các chế độ thử tải – phương pháp thử: thử có tải toàn bộ máy với 100% lực ép lớn nhất cho mọi hoạt động của máy.
Kiểm tra hệ thống thủy lực: có/không rò rỉ dầu ra ngoài. Hoạt động của các van điều khiển và van giới hạn áp suất. Hoạt động của áp kế và các thiết bị hiển thị. Đánh giá tình trạng chung của các phần tử trong hệ thống dẫn động thủy lực sau khi cho thử không tải và có tải.
Xử lý kết quả kiểm định. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước cần phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định.
Điều kiện kiểm định máy ép cọc
Hồ sơ kỹ thuật của máy phải đầy đủ.
Máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành máy.
Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
Xử lý kết quả kiểm định máy ép cọc
Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung.
Thông qua biên bản kiểm định với các thành viên: đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền; người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định; kiểm định viên thực hiện việc kiểm định. Khi biên bản được thông qua các bên có mặt cùng ký và đóng dấu vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành 02 bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của máy.
Dán tem kiểm định khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn.
Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định máy ép cọc.
Khi máy ép cọc có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho máy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
Khi máy có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu thì chỉ cần thực hiện lại bước lập biên bản và thông qua biên bản đó. Và giao biên bản kiểm định cho cơ sở, trong đó nêu rõ lý do máy không đạt yêu cầu kiểm định. Kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.
Thời hạn kiểm định máy ép cọc
Thời hạn kiểm định đối với máy ép cọc thủy lực là 02 năm. Đói với máy ép cọc thủy lực đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm/ lần.
Trường hợp nhà sản xuất hoặc cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà sản xuất và cơ sở. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên cần nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thay đổi thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Ngoài ra các bạn sẽ được hỗ trợ các khóa học về an toàn trong xây dựng và các dịch vụ tư vấn môi trường, chứng nhận chi phí tối ưu nhất.
Mọi thắc mắc liên quan đến hồ sơ, quá trình và chi phí kiểm định. Vui lòng liên hệ:
PHÒNG KIỂM ĐỊNH AN TOÀN – CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌎 Website: http://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/congnghemoitruongetech/
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
👉 Hồ Chí Minh: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
👉 Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, TP. Bắc Ninh.
👉 Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97 Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội