Hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất diễn ra, luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, sự cố có thể xảy ra, đặc biệt là sự cố liên quan đến hóa chất.  Việc phát thải hóa chất độc hại ra môi trường sẽ gây ra các tổn thương thậm chí chết nhiều người do phơi nhiễm trực tiếp qua mắt, tiếp xúc qua da, hô hấp, tiêu hóa. Và việc nhiễm tạp chất trong đất, nước ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp thực phẩm.
Để giảm thiểu nguy cơ và hậu quả nếu có của các sự cố hoá chất, các cơ quan chức năng đã ban hành các quy định về việc lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, được quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Thông tư 32/2017/TT-BCT.

CRS VINA là công ty chuyên tư vấn, hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai. 👉 Hotline: 0903.980.538

 

 

Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Sơn La

Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Hướng dẫn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Huế

Xử phạt về lập biện pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tư vấn biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất TP.HCM

Tư vấn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Hà Nội

Các đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai.

 

Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án được đưa vào hoạt động.

Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

 

Các văn bản pháp luật nào quy định về việc lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?

 

✔️ Luật Hóa chất năm 2007.

✔️ Nghị định 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

✔️ Thông tư 20/2013/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

✔️ Nghị định 90/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động hóa chất.

 

Hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai.

 

Nội dung xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất:

Mở đầu

▪️ Giới thiệu dự án hoặc cơ sở hóa chất.

▪️ Mức độ cần thiết của việc lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

▪️ Căn cứ pháp lí để lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

 

Chương 1:  Thông tin liên quan đến hoạt động của dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh

 

Thông tin về quy mô đầu tư, công suất; diện tích xây dựng; công nghệ sản xuất;

▪️ Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, phụ trợ và công trình khác, danh mục trang thiết bị sản xuất chính.

▪️ Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ sản xuất.

▪️ Bản kê khai chi tiết của mỗi loại hóa chất, nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

▪️ Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản, vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm.

▪️ Mô tả điều kiện địa hình, khí hậu, giao thông, hệ thống thoát nước khu vực xung quanh vị trí cơ sở.

▪️ Quy mô đầu tư: diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng, công suất tiêu thụ.

Công nghệ sản xuất.

Bản kê khai bao gồm: tên hóa chất, khối lượng, đặc tính hóa học, độc tính của các loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

Bản mô tả các yêu cầu kĩ thuật về bao gói, bảo quản, vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm:

▪️ Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại.

▪️ Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài thì phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;

▪️ Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

Các tài liệu kèm theo:

▪️ Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;

▪️ Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản.

▪️ Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, trung gian.

Bản danh sách các công trình sự nghiệp công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính thương mại, công trình tôn giáo, khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vị 1km bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.

Chương 2: Dự báo nguy cơ xảy ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất

▪️ Dự báo điểm nguy cơ: lập các điểm nguy cơ bao gồm vị trí đặt thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản, số lao động dự kiến có mặt trong khu vực.

▪️ Dự báo các tình huống: Dự báo các tình huống sự cố điển hình có thể xảy ra tại các điểm nguy cơ đã nêu.

▪️ Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố.

▪️ Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

 

Chương 3: Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất

 

▪️ Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý cự cố.

▪️ Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố, hóa chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị. Hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố. Vị trí để các thiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị ứng phó sự cố hóa chất.

▪️ Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

▪️ Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài trong từng tình huống xảy ra sự cố hóa chất đã nêu ở phần II.

▪️ Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

▪️ Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

Kết luận

▪️ Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

▪️ Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

▪️ Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án.

tu van lap bien phap ung pho hoa chat

Quy trình thực hiện lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai

 

Các cơ sở, doanh nghiệp khi có nhu cầu lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai thì cần chuẩn bị theo các bước sau:

🔹 Bước 1: Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

🔹 Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Công thương.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận giao cho cơ sở.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thi cán bộ sẽ hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ.

🔹 Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sở Công thương sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu không đầy đủ.

Thời gian xác nhận Biện pháp không quá 20 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định.

Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở Công thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.

Sở Công thương sẽ tổ chức kiểm tra thực tế dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá, xác nhận Biện pháp.

🔹 Bước 4: nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công thương.

Sử dụng dịch vụ hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai của CRS VINA, chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao trực tiếp đến tay doanh nghiệp.

 

Hồ sơ chuẩn bị để lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

 

▪️ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.

▪️ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh chi nhánh.

▪️ Hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

▪️ Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng, giấy phép xây dựng.

▪️ Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC.

▪️ Phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kì.

▪️ Biên bản kiểm tra điện trở cột thu lôi chống sét đánh thẳng.

▪️ Giấy phép đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của xe chở hàng do PCCC cấp, hợp đồng thuê xe.

▪️ Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án BVMT hoặc Cam kết BVMT hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.

▪️ Sổ đăng kí chủ nguồn thải nguy hại.

▪️ Hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.

▪️ Sơ đồ vị trí, sơ đồ mặt bằng tổng thể.

▪️ Sơ đồ thoát hiểm.

▪️ Nội quy lưu trữ, xuất khẩu hàng hóa.

▪️ Phiếu an toàn hóa chất.

▪️ Danh sách nhân viên tham gia tổ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất. Các nhân viên này phải tham gia và hoàn thành lớp tập huấn an toàn hóa chất.

 

Đơn vị tư vấn, hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai.

 

Quý khách có nhu cầu cần hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất tại Đồng Nai, có thể liên hệ CRS VINA.

Trung tâm chúng tôi với các cán bộ có kiến thức chuyên môn và đội ngũ cộng tác viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn hoá chất có thể hỗ trợ các doanh nghiệp, hướng dẫn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất tại Đồng Nai một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật.

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN, TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 ⚡ 0984.886.985

🌎 Website: http://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📩 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🌿 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🌿 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🌿 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

🌿 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under Chuyên mục môi trường, Hóa chất & Thiết bị.