Hướng dẫn chi tiết thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là gì?

 

Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/01/2021) thì nội dung này được quy định như sau:

 

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

 

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem thiết kế của một dự án, công trình, phương tiện giao thông có đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy hay không, đây là một thủ tục quan trọng để đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi xảy ra cháy nổ. Hướng dẫn chi tiết thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy.

Nếu công trình, dự án không được thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy thì sẽ không được phép thi công, đưa vào sử dụng.

Công trình nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy?

 

Một số công trình, dự án điển hình cần thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy

  • Nhà cao tầng
  • Trung tâm thương mại
  • Nhà máy, xí nghiệp
  • Kho hàng hóa
  • Chợ, bến xe
  • Trạm xăng
  • Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC (xe chở xăng dầu, hóa chất, khí đốt)

Hướng dẫn chi tiết thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy

ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Hướng dẫn chi tiết thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
    • Đơn đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
    • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu công trình;
    • Bản vẽ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
    • Bản thuyết minh thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Khi nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

  • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì cán bộ tiếp nhận viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy và giao cho người nộp hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận trả lại hồ sơ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Bước 4: Nộp phí

  • Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo thông báo nộp phí của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bước 5: Nhận kết quả

  • Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả hoặc thông qua dịch vụ bưu chính (nếu có).

 

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under TƯ VẤN AN TOÀN.