Huấn luyện phòng cháy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm mọi người, mọi doanh nghiệp, cơ sở để đảm bảo an toàn về tài sản cũng như tính mạng của tất cả mọi người. Tại mỗi doanh nghiệp, cơ sở cần phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cán bộ, công nhân viên, người lao động, người đứng đầu doanh nghiệp cần phải được huấn luyện phòng cháy chữa cháy và có giấy chứng nhận huấn luyện PCCC.
Quý doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký huấn luyện cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy, vui lòng liên hệ CRS VINA để được hỗ trợ và tư vấn. Hotline 0903.980.538.
Thông qua lớp huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chủ cơ sở, cán bộ, nhân viên, người lao động trong việc tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn PCCC và CNCH tại nơi làm việc.
Căn cứ pháp lý về huấn luyện phòng cháy chữa cháy
Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2013.
– Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
– Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy.
– Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy, chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy.
Đối tượng huấn luyện PCCC
Theo Nghị định số 46/2012/NĐ-CP quy định, đối tượng cần tham gia huấn luyện PCCC bao gồm:
– Người có chức danh chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu doanh nghiệp, người đứng đầu cơ sở hoặc đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
– Đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
– Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
– Người chỉ huy tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
– Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
– Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy
Nội dung huấn luyện PCCC bao gồm các nội dung theo chương trình khung:
Khái quát về tình hình cháy nổ hiện nay trên cả nước và tại địa phương của doanh nghiệp, cá nhân.
Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy phù hợp với từng đối tượng tham gia khoá học.
Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy.
Biện pháp phòng cháy.
Biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.
Quy trình cứu và chữa cháy.
Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.
Phương án bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện PCCC lần đầu:
Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành: Từ 32 đến 48 giờ.
Các đối tượng còn lại: Từ 16 đến 24 giờ.
Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng.
Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành: Tối thiểu là 32 giờ.
Các đối tượng còn lại: tối thiểu là 16 giờ.
Thời gian huấn luyện bổ sung hàng năm:
Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành: tối thiểu là 16 giờ.
Các đối tượng còn lại: tối thiểu là 8 giờ.
Hồ sơ cấp chứng nhận phòng cháy, chữa cháy
Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ cấp chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy bao gồm:
Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện.
Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện.
Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.
Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện.
Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC phải nộp đơn đăng ký dự lớp huấn luyện theo mẫu. (theo mẫu PC14 Thông tư 66/2014/TT-BCA)
Chứng chỉ huấn luyện phòng cháy chữa cháy
Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, các học viên sẽ được làm bài kiểm tra sát hạch. Thông quan bài kiểm tra, các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy.
Giấy chứng nhận huấn luyện PCCC có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn, các cá nhân cần đăng ký lớp huấn luyện lại để được cấp lại giấy chứng nhận.
Đăng ký khoá huấn luyện PCCC ở đâu?
Hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức huấn luyện phòng cháy và chữa cháy trên toàn quốc. Các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu đăng ký tổ chức, tham gia khoá huấn luyện, có thể liên hệ CRS VINA.
Chúng tôi là đơn vị đủ điều kiện tổ chức huấn luyện PCCC, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đảm bảo truyền tải thông tin đầy đủ, dễ hiểu.
Trang thiết bị đầy đủ phục vụ việc giảng dạy và thực hành tình huống giả định.
Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm, kinh phí theo quy định của pháp luật.
Mọi thông tin chi tiết về khoá học, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
➡️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
➡️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
➡️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
➡️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.