Giấy phép xả thải là gì

Cuộc sống phát triển, nền kinh tế đi lên vượt bậc, theo đó vấn đề ô nhiễm không chỉ là khí thải, rác thải mà nó còn cả ảnh hưởng tới nguồn nước. Bởi vậy mà Chính phủ, Cơ quan nhà nước chú trọng, ban hành các quy định, chế tài để quản lý chặt chẽ giảm thiểu những tác động tới môi trường nước. Là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm thực hiện dự án, hồ sơ môi trường Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép xả thải đúng yêu cầu pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

1. Giấy phép xả thải là gì?

Giấy phép xả thải là hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp phải có trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Có thể thấy giấy phép xả thải là cách thức chuyển giao việc xử lý nguồn xả thải từ chủ nguồn tới nơi tiếp nhận, xử lý tạo điều kiện cho các chủ nguồn thải không đủ khả năng tự xử lý.

giay php xa thai jpg

2. Đối tượng nào phải thực hiện xin giấy phép xả thải?

Quy định áp dụng với tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và các tổ chức nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam có lưu lượng xả thải là 10 m3/1 ngày đều phải lập hồ sơ báo cáo xả nước thải vào nguồn nước. 

Với các đơn vị đã được cấp giấy phép xả thải, khi có sự thay đổi như sau thì phải lập hồ sơ xin cấp phép lại:

– Chủ giấy phép thay đổi

– Nguồn nước khai thác và sử dụng thay đổi, nguồn nước tiếp nhận nguồn nước thải thay đổi

– Lưu lượng nước khai thác và sử dụng tăng vượt trên 25% theo giấy phép được cấp

– Lượng lượng nước thải xả tăng vướt trên  25% theo giấy phép được cấp

– Chỉ số của các chỉ tiêu ô nhiễm đã quy định trong giấy phép vượt

3. Văn bản pháp luật quy định về xin giấy phép xả thải

– Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2013.
– Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước.
– Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
– Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực 15/12/2013.

4. Quy trình, hồ sơ xin cấp phép xả thải

– Thực tế xuống tại địa điểm công trình để khảo sát, thu thấp các dữ liệu cơ bản phục vụ việc lập hồ sơ

– Tiến hành tìm hiểu, xác định các yếu tố gây ô nhiễm tại địa điểm công trình gồm: nguồn khí thải, nguồn nước thải, các chất thải rắn….

– Đánh giá mức độ tác động các nguồn ô nhiễm tại dự án tới các yếu tố tài nguyên và môi trường

– Trên cở sở các yếu tố dự tính của dự án: nhu cầu sử dụng nước và ước tính mức độ xả thải vào nguồn nước, thực tế nguồn thải nước thải, hệ thống xử lý nước thải, tiến hành lấy mẫu nước về phòng thử nghiệm để phân tích.

– Với các dữ liệu tập hợp, đánh giá từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu, xử lý các tác nhân gây ô nhiễm vào nguồn thải nước.

– Tổng hợp hoàn thiện báo cáo và nộp lên cơ quan quản lý tiếp nhận, thẩm xét và cấp phép.

5. Hồ sơ cần để xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

– Đơn xin cấp giấy phép;

– Bản đề án xả nước thải vào nguồn nước:

+ Với trường hợp dự án chưa đi vào hoạt động thì phải gửi kèm theo bản quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải 

+ Với trường hợp dự án đáng hoạt động, đang xả nước thải vào nguồn nước phải bổ sung thêm bản báo cáo thực trạng việc xả nước thải 

– Kết quả phân tích mẫu tại nguồn nước tiếp nhận tại dự án xả nước thải vào nguồn nước và kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi xả thải và mẫu nước đã được xử lý. Kết quả phân tích mẫu nước không vượt quá ba (03) tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ;

– Sơ đồ vị trí của khu vực xả nước thải đối với Trường hợp chưa có biện pháp về công trình thực hiện xả nước thải vào nguồn nước thì hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép sẽ phải được nộp trong thời điểm chuẩn bị đầu tư ).

– Với  trường hợp nằm trong phạm vi đối tượng xin cấp lại hoặc xin gia hạn thêm giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải phải nộp cùng bản gốc giấy phép xả nước thải đã đăng ký được cấp phép trước đó.

6. Thẩm quyền tiếp nhận, thẩm xét và cấp phép

Tùy theo phạm vi quy mô dự án, lưu lượng nguồn nước thải xả vào nguồn nước mà đợ vị tiếp nhận, thẩm xét, cấp phê duyệt đề án xin cấp phép xả thải cũng khác nhau.

– Với các dự án có lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước là trên 5.000 m3/ngày đêm thì sẽ nộp hồ sơ tại Cục quản lý môi trường trực thuộc Bộ TN và MT để thẩm xét, cấp phép.

 – Với các dự án có lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước dưới 5.000 m3/ ngày đêm thì nộp hồ sơ tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh để thẩm xét, cấp phép.

 

Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc về hồ sơ xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, Chúng Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn bất cứ khi nào các bạn cần 24/7, hãy gọi ngay cho Chúng tôi khi bạn cần làm thủ tục xin giất phép xả nước thải vào nguồn nước.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://daotaoantoan.org/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình.

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

 

 

 

Rate this post

Posted by & filed under Tin tức.