Danh mục nghề Công việc nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2019
Như chúng ta biết, hiện nay có rất nhiều lao động đi làm việc tại các nhà máy, công ty hay doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa biết công việc mình đang làm có phải là danh mục công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hay không? Qua Danh mục nghề Công việc nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2019 dưới đây cung cấp thông tin để quý đơn vị tìm hiểu về vị trí làm việc của mình thuộc công việc nặng nhọc độc hại hay không?
Là đơn vị chuyên về dịch vụ Quan trắc môi trường lao động và đánh giá Ecgonomy, Crs Vina xin chia sẻ Danh mục nghề Công việc nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2019 qua nội dung dưới đây. Các bạn có thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0903 980 538 để được tư vấn.
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại,nguy hiểm 2019
Hướng dẫn xác định nghề, công việc nặng nhọc, độc hại
Để xác công việc, định nghề, có nằm trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm hay không, doanh nghiệp phải căn cứ vào tên nghề, công việc thuộc danh mục đã được Bộ LĐTBXH ban hành .
Khi xác định một công việc nằm trong nhóm nặng nhọc và độc hại. Doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất xem tên nghề hoặc công việc có trùng công việc, với tên nghề được quy định trong danh mục văn bản pháp luật và đặc điểm về điều kiện của nghề, công việc nặng nhọc độc hại tương ứng.
Căn cứ xác định người làm nghề nặng nhọc, độc hại
Việc xác định người đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì căn cứ vào Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành năm 2019; ngoài tên gọi chức danh nghề có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động trong danh mục nghề , công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm 2019
Danh mục nghề Công việc nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2019
Hãy xem có file đính kèm những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm trong năm 2019. Bao gồm các lĩnh vực:
Ngành: Thông Tin Liên Lạc, Ngành: Phát Thanh – Truyền Hình , Ngành: Sản Xuất Xi Măng, Ngành: Sành Sứ, Thuỷ Tinh, Nhựa Tạp Phẩm, Giấy, Gổ…Ngành: Sản Xuất Giấy, Ngành: Chăn Nuôi, Chế Biến
Gia Súc, Gia Cầm, Ngành: Da Giày, May, Dệt, Ngành: Trồng Trọt, Khai Thác,
Ngành: Thương Mại, Ngành: Y Tế, Ngành: Nông Nghiệp – Lâm Nghiệp, Ngành: Dược
Ngành: Thuỷ Lợi, Ngành: Cơ Yếu, Ngành: Văn Hoá Thông Tin, Ngành: Hàng Không, Ngành: Thuỷ Sản, Ngành: Dầu Khí, Ngành: Sản Xuất, Chế Biến Muối Ăn
Số T.T |
Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | Văn bản quy định |
NGÀNH: KHAI KHOÁNG
Điều kiện lao động loại VI
1 | Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò. | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưởng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần | QĐ 1453/ LĐTBXH
13/10/1995 |
2 | Khai thác hầm lò. | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2. | QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996 |
3 | Sấy, nghiền, trộn, đóng gói vật liệu nổ. | Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, CL2, Licacmon…) | QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996 |
4 | Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên. | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. | QĐ 915/ LĐTBXH
30/7/1996 |
5 | Đội viên cứu hộ mỏ. | Nghề đặc biệt nguy hiểm. | TT 36/2012/BLĐTBXH
28/12/2012 |
6 | Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò. | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2 | TT 36/2012/BLĐTBXH
28/12/2012
|
7 | Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram, … ). | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất. |
TT 36/2012/BLĐTBXH 28/12/2012 |
Tải về: Danh mục nghề Công việc nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm năm 2019