Đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu
- 1 Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- 2 Điều kiện để đăng ký lưu hành đối với thức ăn thủy sản nhập khẩu.
- 3 Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại Việt Nam là bao lâu?
- 4 Hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu gồm những loại giấy tờ nào?
- 5 Đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu trên toàn quốc.
- 6 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
Tất cả những sản phẩm có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành thì bất kỳ Công ty nào cũng có quyền nhập khẩu sản phẩm. Theo quy định mới tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP, để nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì các Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không còn ban hành danh mục tổng hợp nữa, nên sẽ không có tình trạng doanh nghiệp “xài chùa” giấy phép do đơn vị khác vất vả đăng ký mới được nhập khẩu. Vậy nên, việc đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu là thủ tục bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là những sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng Thông tin điện từ của Bộ NN&PTNT.
Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm không phải thực hiện đăng ký thủ tục lưu hành. Đó là các loại sản phẩm thức ăn thủy sản sản xuất chỉ dùng để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán và các nguyên liệu đơn.
Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có)
Mỗi loại sản phẩm thức ăn thủy sản có một tiêu chuẩn đạt chất lượng được công bố chỉ được đặt 1 tên thương mại tương ứng.
Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn thủy sản mới của Bộ NN&PTNT, nếu doanh nghiệp, cá nhân có thức ăn thủy sản mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định này. Được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
Điều kiện để đăng ký lưu hành đối với thức ăn thủy sản nhập khẩu.
Để nhập khẩu thức ăn thủy sản, các doanh nghiệp cần thực hiện Kiểm nghiệm sản phẩm thức ăn chăn nuôi để đăng ký lưu hành (hoặc đăng ký lưu hành lại).
Sau khi đã có tên sản phẩm trong Danh mục thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam thì được thông quan, hàng hóa phải Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa. Chất lượng hàng hóa đạt thì thông quan và đưa ra lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại Việt Nam là bao lâu?
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được lưu hành tại Việt Nam tối đa là 05 năm kể từ ngày được xác nhận.
Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu cần thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu gồm những loại giấy tờ nào?
Các doanh nghiệp đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu cần lập một bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bao gồm:
✔️ Đơn đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.
✔️ Bản cung cấp thông tin thức ăn thủy sản nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường.
✔️ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn thủy sản nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định.
✔️ Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất.
✔️ Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp, bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng.
✔️ Bản tiêu chuẩn cơ sở công bố.
✔️ Kết quả thử nghiệm chất lượng tại phòng thử nghiệm có chứng nhận ISO 17025 hoặc Phòng thử nghiệm được chỉ định bởi Tổng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT.
✔️ Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu).
✔️ Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
Đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu trên toàn quốc.
Để tiết kiệm chi phí, thời gian và thuận tiện hơn trong quá trình đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu, có thể liên hệ đến CRS VINA để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ.
CRS VINA là đơn vị được công bố đủ điều kiện thực hiện đăng ký lưu hành thức ăn thủy sản nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước.
👉 Tư vấn các điều kiện, thủ tục xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
👉 Soạn thảo hồ sơ, đề cương kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và các giấy tờ cấn thiết khác.
👉 Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Chăn nuôi hoặc Tổng Cục Thủy sản).
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
☎ Hotline: 0903.980.538 ☘ 0984.886.985
🌐 Website: http://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
💦 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
💦 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
💦 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.