Các loại chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là gì ? Các loại chất thải nguy hại là gì? Các loại chất thải nguy hại có ảnh hưởng gì đến môi trường sống? Công ty môi trường Crs vina xin giải đáp cho các bạn các vấn đề trên qua bài viết dưới đây, Qúy đơn vị đang cần tìm đơn vị tư vấn môi trường, hồ sơ môi trường hay xử lý chất thải nguy hại xin liên hệ trực tiếp Hotline: 0903 980 538 để được tư vấn miễn phí.
Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải là những vật chất mà con người sử dụng xong, không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác, chất thải còn được gọi là rác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc sinh ra từ chúng. Mọi hoạt động của con người đều sinh ra chất thải. Nhưng đa phần chúng ta sinh ra chất thải nguy hại đến môi trường sống, gọi chất thải đó là chất thải nguy hại.
Các loại chất thải nguy hại
Phân loại chất thải thì theo lĩnh vực hoạt động của con người mà thường phân ra làm 5 loại chất thải chính: Chất thải sinh hoạt, chất thải văn phòng – công sở, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng và chất thải y tế. Trong đó, chất thải nguy hại hay độc hại là các chất thải có thể được sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng. Các chất thải nguy hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng. Và cả những chất thải nguy hại khi để chung tác dụng với nhau sinh ra loại chất thải khác nguy hiểm hơn….
Dựa trên tính chất nguy hại của chất thải mà có thể xác định 3 nhóm chất thải nguy hại chính:
- Nhóm 1 bao gồm các chất thải có hàm lượng độc tố cao, dễ thay đổi, bền vững hoặc tích tụ sinh học. Ví dụ: Các chất thải chứa clo, thuỷ ngân, chất thải PDB.
- Nhóm 2 là các chất thải thông thường khác như các sệt Hydroxyt kim loại.
- Nhóm 3 là các chất thải có khối lượng lớn, có thể hàm lượng độc tố không cao nhưng có khả năng gây hại trên quy mô lớn.
Xem thêm: Xin cấp phép Sổ chủ chất thải nguy hại
DANH MỤC CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG CHẤT THẢI
(Kèm theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ)
CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG NƯỚC, NƯỚC THẢI
STT | Thành phần nguy hại | Công thức hóa học |
A | Các thành phần nguy hại vô cơ | |
Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng (tính theo nguyên tố kim loại) | ||
1 | Asen (Arsenic) | As |
2 | Cadmi (Cadmium) | Cd |
3 | Chì (Lead) | Pb |
4 | Kẽm (Zinc) | Zn |
5 | Nicken (Nickel) | Ni |
6 | Thủy ngân (Mercury) | Hg |
7 | Crom VI (Chromium VI) | Cr |
Các thành phần vô cơ khác | ||
8 | Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium floride) | F– |
9 | Xyanua (cyanides) | CN– |
B | Các thành phần nguy hại hữu cơ | |
1 | Phenol | C6H5OH |
2 | PCB | |
3 | Dioxin | |
4 | Dầu mỡ khoáng | |
5 | Hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ | |
6 | Hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ |
CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG KHÍ, KHÍ THẢI
STT | Thông số môi trường nguy hại | Công thức hóa học |
A | Các chất vô cơ | |
1 | Asen và các hợp chất, tính theo As | As |
2 | Axit clohydric | HCl |
3 | Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 | HNO3 |
4 | Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 | H2SO4 |
5 | Bụi chứa silic | |
6 | Cadmi và hợp chất, tính theo Cd | Cd |
7 | CIo | Cl2 |
8 | Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF | |
9 | Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) | Hg |
10 | Xyanua (cyanides) | CN– |
B | Các chất hữu cơ | |
1 | Acetaldehyt | CH3CHO |
2 | Acrolein | CH2=CHCHO |
3 | Anilin | C6H5NH2 |
4 | Benzidin | NH2C6H4C6H4NH2 |
5 | Benzen | C6H6 |
6 | Cloroform | CHCl3 |
7 | Fomaldehyt | HCHO |
8 | Naphtalen | C10H8 |
9 | Phenol | C6H5OH |
10 | Tetracloetylen | C2CI4 |
11 | Vinyl clorua | ClCH=CH2 |
12 | Methyl mecarptan | CH3SH |
13 | Styren | C6H5CH=CH2 |
14 | Toluen | C6H5CH3 |
15 | Xylen | C6H4(CH3)2 |