An toan lao dong trong xay dung cong trinh

An toan lao dong trong xay dung cong trinh luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và cá nhân mỗi công nhân tham gia xây dựng công trình. Tuân thủ và nghiêm túc thực hiện an toàn lao động để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa những sự cố làm ảnh đến sức khoẻ người lao động, tai nạn lao động, hạn chế hư hại tài sản, trang thiết bị xây dựng.

 

 

 

An toàn lao động trong xây dựng công trình là gì?

 

An toàn lao động trong xây dựng công trình là giải pháp phòng – chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không làm suy giảm sức khoẻ, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mát an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.

 

Căn cứ pháp lý

 

Mỗi ngành nghề sẽ có các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng. Trong ngành xây dựng hiện nay, các quy định về an toàn lao động trong xây dựng công trình được quy định chi tiết tại:

✏ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

✏ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.

✏ Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

 

An toan lao dong trong xay dung cong trinh

 

✔️ Yêu cầu chung quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong công trình xây dựng

 

Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công với đủ các nội dung về các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

Lao động làm việc trên cao, hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề, không được thả, ném các loạt vật liệu, dung cụ từ trên cao xuống.

Đối với công việc trên sông nước phải có người lao động được huấn luyện về bơi lội trang bị đầy đủ thuyền, phao, dụng cụ cứu sinh.

Đối với công việc trên công trường, người lao động phải sử dụng đúng – đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.

Làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc dưới 2m nếu dưới chỗ làm việc có chướng ngại nguy hiểm phải có dây đai hoặc lưới an toàn trong xây dựng. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn trong xây dựng thì không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây đai an toàn.

Không được thi công cùng một lúc ở 2 hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo hộ an toàn cho người làm việc ở dưới.

Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện hoặc trụ, dầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp.

Có biện pháp an toàn xây dựng để thông gió và phương tiện để phòng khí độc, sạt lở khi làm ở giếng sâu, hầm ngầm, thùng kín.

Hệ thống an toàn lao động trên công trường phải lắp đủ đèn chiếu sáng và không được phép thi công đêm ở nơi không có đèn sáng công suất 100 – 300luxx đối với nơi làm việc và chiếu sáng chung 30 – 80lux.

Có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công xây dựng.

Khi trên công tường xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công trường xây dựng có chứa các nguồn phóng xạ tự nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định hiện hành của nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.

Công tường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định, các chất thải, vật liệu thừa.

 

 

✔️ Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng

 

Công trường xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu:

Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê quyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.

Vật tư, vật liệu xây dựng phải được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp theo đúng thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.

Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về án toàn lao động phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn. Ban đêm phải có đèn tín hiệu.

 

✔️ An toàn về điện

 

Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải được chia riêng rẻ. Cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực thi công.

Người lao động, máy móc, thiết bị thi công trên công trường phải được đảm bảo an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng.

Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, được huấn luyện sơ cấp cứu, nắm vững các kỹ năng sơ cấp cứu người bị điện giật.

 

 

✔️ An toàn về cháy, nổ

 

Tổng thầu hoặc chủ đầu tư phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường. Có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể.

Phương pháp phòng cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động.

Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động tại nơi dễ thấy, dễ lấy kịp thời để ứng phó.

 

Quy định an toàn lao động trong xây dựng công trình

 

✔️ Trách nhiệm an toàn lao động xây dựng của chủ đầu tư

 

Theo Thông tư 04/2017/TT-BXD, chủ đầu tư công tình xây dựng có trách nhiệm:

◾ Chấp nhận hồ sơ an toàn lao động trong thi công của nhà thầu.

◾ Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác đảm bảo an toàn thi công do nhà thầu thực hiện.

◾ Phân công, thông báo cho người có năng lực, nhận nhiệm vụ giám sát theo quy định. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công nếu phát hiện sự cố vi phạt quy định an toàn lao động.

◾ Phối hợp cùng nhà thầu áp dụng biện pháp an toàn lao động, giải quyết sự cố phát sinh và khắc phục hậu quả.

◾ Chỉ đạo khai báo sự cố an toàn lao động cho cơ quan có thẩm quyền.

◾ Chủ đầu tư có quyền chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm bằng hợp đồng nếu thuê nhà thầu tư vấn quản lý, nhà thầu giám sát thi công trong trường hợp chủ đầu tư và nhà thầu ký hợp đồng tổng thầu, hoặc chủ đầu tư giao quyền cho tổng thầu hoặc một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động tỏng công trường xây dựng.

 

✔️ Trách nhiệm quản lý an toàn xây dựng của nhà thầu

 

Đối với quy định trách nhiệm của nhà thầu trong đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn lao động trong xây dựng quy định tại Luật Xây dựng 2013 và Điều 4 Thông tư 04/2017/TT-BXD.

▪️ Làm đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề. Máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

▪️ Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động bao gồm số lượng người quản lý và tiêu chuẩn người quản lý an toàn lao động đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

▪️ Kiểm tra công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.

▪️ Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.

▪️ Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.

▪️ Có trách nhiệm khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

▪️ Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.

 

✔️ Trách nhiệm bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu

 

Tại công trường xây dựng, trách nhiệm của kỹ sư giám sát, quản lý an toàn lao động của nhà thầu như sau:

– Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận.

– Tổ chức hướng dẫn người lao động về nhận biết nguy hiểm, yếu tố mất an toàn và các biện pháp an toàn lao động

– Yêu cầu người lao động sử dụng các thiết bị an toàn lao động và kiểm tra giám sát việc thực hiện biện pháp an toàn lao động, quản lý số lượng người lao động trên công trường.

Nếu có phát hiện hành vi vi phạm về các quy định quản lý an toàn lao động hay nhận thấy các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn phải có biện pháp an toàn kịp thời, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu.

Quyết định tạm dừng thi công nếu có nguy cơ, sự cố gây mất an toàn xây dựng

Đình chỉ lao động không tuân thủ các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật  an toàn trong xây dựng (các biện pháp an toàn trong thi công xây dựng) hoặc vi phạm các quy định sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng (thiết bị an toàn xây dựng) và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường.

Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

✔️ Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng

 

– Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

– Tuân thủ pháp luật, nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

– Bắt buộc tham gia huấn luyện đào tạo an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

– Ngăn chặn các nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, những hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Báo cáo kịp thời với những người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

– Chủ động tham gia ứng cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Từ chối thực hiện các công việc khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý. Hoặc khi nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ, thiết bị an toàn lao động cá nhân theo đúng quy định.

– Chỉ tiến hành thực hiện công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động. Các biện pháp an toàn khi thi công xây dựng.

 

 

Hồ sơ An toan lao dong trong xay dung cong trinh

 

Theo quy định hồ sơ an toàn xây dựng bao gồm các loại giấy tờ sau:

 

Quyết định thành lập ban an toan lao động của công ty, doanh nghiệp.

Quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên của từng dự án.

Phiếu giao việc cho cán bộ an toàn.

Nội quy công trường thi công xây dựng. (Nội quy an toàn công trường xây dựng).

Nội quy an toàn lao động.

Danh sách công nhân.

Danh sách công nhân đã tham gia huấn luyện an toàn lao động, đào tạo an toàn xây dựng.

Bản cam kết an toàn thi công xây dựng.

Biên bản huấn luyện an toàn lao động.

Nội dung học an toàn của toàn bộ công nhân viên.

Nhật ký an toàn, Sổ giao việc, Sổ kiến nghị.

Sổ theo dõi cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân.

Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn.

Sổ theo dõi tai nạn lao động.

Sổ theo dõi công tác khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp.

Sổ theo dõi máy móc thiết bị.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO AN TOÀN, Tin tức.