Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31
- 1 Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31/2014/TT-BCT
- 2 Thời gian huấn luyện
- 3 Nội dung huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31
- 3.1 1️⃣ Nội dung huấn luyện chung
- 3.2 2️⃣ Nội dung huấn luyện cho từng công việc cụ thể liên quan đến điện:
- 3.2.1 a) Người làm công việc vận hành đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
- 3.2.2 b) Người làm công việc xây lắp điện
- 3.2.3 c) Người làm công việc thí nghiệm điện
- 3.2.4 d) Người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
- 3.2.5 e) Người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt.
- 3.3 3️⃣ Nội dung huấn luyện phần thực hành.
- 4 Cấp thẻ an toàn điện
- 5 Đơn vị huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31
Huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31/2014/TT-BCT là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp và cá nhân làm việc trong lĩnh vực điện phải thực hiện.
Tính chất của ngành điện luôn nguy hiểm, nếu không đảm bảo an toàn sẽ gây ra những tai nạn và hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, bên cạnh các biện pháp an toàn điện mà các doanh nghiệp cần xây dựng và thực thi thì người lao động làm các công việc liên quan đến điện cần được huấn luyện an toàn điện, trang bị những kiến thức, kỹ năng an toàn để có thể chủ động phòng ngừa rủi ro trong quá trình làm việc.
CRS VINA là đơn vị có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện an toàn điện. Thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện trên toàn quốc. Quý doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia đào tạo cấp thẻ an toàn điện, vui lòng liên hệ 0903.980.538.
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31/2014/TT-BCT
Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định các đối tượng cần phải được huấn luyện an toàn điện và xét bậc an toàn gồm:
👉 Những người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp. Bao gồm cả những người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng, điều độ viên.
👉 Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Thời gian huấn luyện
Đối với hoạt động huấn luyện an toàn điện thì tùy thuộc vào hình thức huấn luyện mà thời gian huấn luyện khác nhau. Được quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BCT thì thời gian huấn luyện an toàn điện cụ thể:
✔️ Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng và trước khi làm việc. Thời gian huấn luyện lần đầu là 24 giờ (tương đương 3 ngày làm việc)
✔️ Huấn luyện định kỳ: Định kỳ hằng năm doanh nghiệp cần phải tổ chức và người lao động phải tham gia huấn luyện an toàn điện định kỳ để ôn lại và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất là 08 giờ (tương đương 1 ngày làm việc).
✔️ Huấn luyện lại: Thực hiện khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ. Hoặc khi kết quả kiểm tra trong lần sát hạch của người lao động không đạt yêu cầu. Hoặc khi người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên và đi làm lại. Thời gian huấn luyện lại là 12 giờ.
Nội dung huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31
1️⃣ Nội dung huấn luyện chung
▪️ Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
▪️ Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc: khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần), lập kết hoạch, đăng ký công tác, giám sát an toàn trong thời gian làm việc,….
▪️ Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn điện trở lại nơi làm việc. Kiểm tra không còn điện, tiếp đất, lập rào chắn, treo biển cấm, biển báo, thiết lập vùng làm việc an toàn.
▪️ Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
▪️ Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra các thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2️⃣ Nội dung huấn luyện cho từng công việc cụ thể liên quan đến điện:
a) Người làm công việc vận hành đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
🔸 Đối với đường dây dẫn điện
▪️ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện.
▪️ An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện, làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện; làm việc trên cao.
🔸 Đối với thiết bị điện
▪️ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện.
▪️ An toàn khi kiểm tra thiết bị điện, đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành, làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều.
Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
b) Người làm công việc xây lắp điện
▪️ An toàn khi đào, đổ móng cột, đào mương cáp ngầm.
▪️ An toàn khi lắp, dựng cột.
▪️ An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét.
▪️ An toàn khi lắp đặt thiết bị điện.
c) Người làm công việc thí nghiệm điện
▪️ Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố an toàn cho các thiết bị điện của trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm.
▪️ An toàn điện khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy điện, máy biến áp, biến dòng điện, cách điện của cáp điện.
d) Người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
▪️ Đối với đường dây dẫn điện: An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành.
▪️ Đối với thiết bị điện: an toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện, động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều.
e) Người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt.
▪️ An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.
3️⃣ Nội dung huấn luyện phần thực hành.
▪️ Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
▪️ Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cấp cứu người bị tai nạn điện giật.
▪️ Những nội dung thao tác liên quan đến việc đảm bảo an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
Cấp thẻ an toàn điện
▪️ Cấp mới cho học viên tham gia huấn luyện an toàn điện lần đầu và đạt kết quả kiểm tra hoặc khi người lao động chuyển đổi công việc.
▪️ Cấp lai cho người lao động trong trường hợp làm mất, hỏng thẻ.
▪️ Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của người lao động.
Đơn vị huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31
Khóa huấn luyện an toàn điện được CRS VINA khai giảng liên tục trên cả nước.
Là đơn vị được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực huấn luyện an toàn lao động.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trực tiếp đứng lớp.
Trang thiết bị giảng dạy đầy đủ.
Chi phí tối ưu, địa điểm và thời gian huấn luyện linh động theo tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
Quý doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu đăng ký huân luyện, vui lòng liên hệ CRS VINA qua hotline 0903.980.538
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: http://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
🌴 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🌴 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
🌴 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
🌴 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.