Tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là tài liệu được các chuyên gia đào tạo huấn luyện biên soạn dựa trên những kiến thức được đào tạo cùng với kinh nghiệm và văn bản pháp luật mà thành. Các chuyên gia huấn luyện an toàn của CRS VINA có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm thâm sâu trong ngành sản xuất sẽ hỗ trợ và đào tạo tốt nhất cho các đơn vị có nhu cầu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Sau đây CRS VINA xin chia sẻ cùng các bạn tài liệu chính từ bộ tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động mà CRS VINA đã dùng để đào tạo cho các đơn vị trong cả nước.

CRS

Phần I: KIẾN THỨC CHUNG VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG

I / MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ  BẢN VÈ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

3.1. Bảo hộ lao động (BHLĐ)

Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kĩ thuật, tổ chức, kinh tế xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động sản xuất. Nội dung bao gồm:

 Xây dựng ban hành hệ thống các văn bản pháp luật bảo đảm an toàn VSLD, hệ thống các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố điều kiện lao động, hệ thống các qui phạm an toàn trong lao động sản xuất và các chính sách chế độ bồi dưỡng sức khỏe, chăm sóc y tế cho những người làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm.

 Giám sát việc thực hiện bảo đảm tính đổng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu ATVSLD trong quá trình thiết kế, sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, vận hành và bảo quản nhà xưởng, qui trình công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong quá trình lao động.

 Không ngừng nâng cao hiểu biết và ý thức của người sử dụng lao động (NSD) và người lao động (NLD) về ATVSLD bằng cách tuyển chọn, tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn đào tạo thường xuyên, luyện tập các phương án phòng chống các sự cố trong sản xuất.

3.2.  Điều kiện lao động

Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và là phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.

Yếu tố tâm lí và sức khỏe của người lao động tại nơi sản xuất gắn liền với điều kiện lao động nếu không được quan tâm đúng mức đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (BNN).

Tùy theo nội dung nghiên cứu, điều kiện lao động có nhiều cách phân loại khác nhau:

3.2.1. Theo tính chất các yếu tố thì điều kiện lao động có các nhóm:

a). Các nhóm yếu tố về vệ sinh môi trường gồm:

–  Các nhóm yếu tố về vật lí như: bụi, tiếng ổn, rung động…

 – Các nhóm yếu tố về hoá học như: hơi, khí độc, bụi độc…

 – Các nhóm yếu tố về sinh học như: virut, vi khuẩn, kí sinh trùng…

b). Các nhóm yếu tố về tâm – sinh lí bao gồm: các yếu tố có liên quan đến các yếu tố làm căng thẳng tâm lí người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả làm việc.

c). Các nhóm yếu tố về thẩm mỹ, nhân trắc học (ergonomi):

Yếu tố thẩm mĩ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hưng phấn, sự say mê cũng như sự yên tâm làm việc cho người lao động. Nó bao gồm các yếu tố như: Điều kiện cơ sở vật chất: nhà xưởng, kho tàng…có khang trang, rộng rãi hay không; sự bố trí, sắp xếp máy móc, thiết bị, dụng cụ khoa học và hợp lí, tạo nơi làm việc gọn gàng và ngăn nắp cũng như tạo không gian làm việc tối ưu;một số yếu tố khác như: hình dáng, kích thước và màu sắc của các máy móc, thiết bị, vấn đề vệ sinh công nghiệp…

d). Các nhóm yếu tố về kinh tế – xã hội:

– Sự đầu tư cho dây chuyền công nghê, nhà xưởng, kho bãi…

–  Tinh hình sản xuất – kinh doanh của đoanh nghiệp

–  Nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: lực lượng lao động và quản lí, tuổi đời, tuổi nghề, trình độ khoa học – công nghệ…

3.2.2. Theo mức độ liên quan đến lao động

a). Các yếu tố của lao động

–  Máy, thiết bị, công cụ;

–  Nhà xưởng;

–  Năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu;

–  Đối tượng lao động;

– Người lao động.

b). Các yếu tố liên quan đến lao động

–  Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc;

–  Các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động.

3.2.3. Theo tác động đến người lao động

a). Điều kiện lao động thuận lợi: bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn ngùa tai nạn lao động và bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp

b). Điều kiện lao động không thuận lợi gây bệnh tật, gây tai nạn cho NLĐ

3.3. Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ Luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.

3.4. Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động theo Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam do Bộ Y tế ban hành sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể bù lại phần nào sự thiệt hại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnh nghề nghiệp đã làm mất đi một phần sức lao động. Phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng y học có thể làm được.

Các quốc gia đều công bố danh mục các BNN được bảo hiểm và ban hành các chế độ đền bù hoặc bảo hiểm. Tổ chức lao động quốc tế đã xếp BNN thành 29 nhóm gồm hàng trăm BNN khác nhau.

Việt Nam bắt đầu từ năm 1976, Nhà nước đã công nhận 8 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, năm 1991 bổ sung thêm 8 bệnh, năm 1997 bổ sung thêm 5 bệnh, năm 2006 bổ sung thêm 4 bệnh, năm 2011 bổ sung thêm 03 bệnh, nâng tổng số lên 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, đó là:

–  Bệnh bụi phổi do Silic

–  Bệnh bụi phổi do Amiăng

– Bệnh bụi phổi bông

–  Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì

–  Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen

– Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân

–  Bệnh nhiễm độc Mănggan và các hợp chất của Mănggan

–  Bệnh nhiễm độc TNT (Trinítroluen)

–  Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X

– Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

– Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

– Bệnh sạm da nghề nghiệp

– Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

– Bệnh lao nghề nghiệp

– Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp

– Bệnh do Leptospira nghề nghiệp

– Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất của Asen nghề nghiệp

– Bệnh nhiễm độc Nicontin nghề nghiệp

– Bênh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp

– Bệnh giảm áp nghề nghiệp

– Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp

– Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

– Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp

– Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

– Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.

– Bệnh Cadimi nghề nghiệp;

– Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân;

– Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

3.5. Mục đích và ý nghĩa của công tác AT- VSLĐ

3.5.1. Mục đích

Công tác AT-VSLĐ gắn liền với hoạt động của mỗi người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.

Mục đích của công tác AT-VSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học – công nghệ, tổ chức – hành chính, kinh tế – xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động an toàn và vệ sinh. Như vậy sẽ:

+ Đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương hoặc tử vong trong lao động.

+ Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.

+ Duy trì, phục hồi sức khoẻ và kéo dài thời gian làm việc cho người lao động.

3.5.2. Ý nghĩa

AT-VSLĐ là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất đó là người lao động. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác AT-

VSLĐ mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội – nhân văn to lớn.

3.5.2.1. Ý nghĩa chính trị

AT-VSLĐ là một chính sách kinh tế – xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người lao động vỡ đú là vốn quí, là lực lượng cần được bảo vệ. Họ chính là những người hàng ngày, hàng giờ tạo nên các sản phẩm cho xã hội, góp phần thực hiện tốt công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá nước nhà. Vì thế, công tác AT-VSLĐ thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt nam, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể trong việc bảo vệ người lao động khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.

Được làm việc trong điều kiện an toàn – vệ sinh, sức khoẻ và khả năng sáng tạo của người lao động ngày càng được đảm bảo. Từ đó, họ luôn yên tâm và hăng say Lao động, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phỏt triển thịnh vượng..

 3.5.2.2. Ý nghĩa kinh tế

Thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ là một nội dung quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các hợp đồng kinh tế, tăng doanh thu và tạo nên thương hiệu riêng cho mình trong tình hình hiện nay.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp có diễn ra bình thường và thông suốt hay không điểu này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về công tác AT-VSLĐ của NSDLĐ, người lao động trong chính doanh nghiệp đó.

Thật vậy, nếu hoạt động của danh nghiệp diễn ra bình thường, không để xảy ra các sự cố hay tai nạn lao động thì sản phẩm được tạo ra liên tục, là điều kiện tốt để doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng kinh tế. Từ đó, doanh thu ngày càng tăng và là cơ sở để rất nhiều doanh nghiệp có điều kiện đầu tư trở lại cho sản xuất hoặc mở mang doanh nghiệp.

Về phía người lao động, khi được làm việc trong điều kiện lao động an toàn và vệ sinh, không xuất hiện và tồn tại các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiêp thì họ luôn có đủ sức khoẻ để tham gia sản xuất. Do đó, số ngày nghỉ việc do tai nạn lao động hay khám chữa bệnh không có, năng suất lao động không ngừng được nâng cao và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho xã hội. Hàng tháng, người  lao động có thu nhập ổn định, là cơ sở để đảm bảo cuộc sống cũng như chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân và củagia đình như: học tập nâng cao trình độ, tham gia thể dục thể thao, tham quan, du lịch…

Ngược lại, khi doanh nghiệp xảy ra tai nạn lao động hay các sự cố khác thì những lợi ích về kinh tế cuả cả người lao động và doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp sẽ phải tốn kém nhiều tiền của và thời gian cho việc sơ cấp cứu nạn nhân cũng như sửa chữa, khắc phục những hậu quả khác.

Về phí người lao động, họ sẽ phải nghỉ việc hoặc làm việc cầm chừngdo sản xuất bị ảnh hưởng. Dẫn tới thu nhập cuối kì mất ổn định, bấp bênh trong khi cuộc sống có vô vàn nhiều thứ phải lo toan. Bên cạnh đó, còn gây cho người lao động những tâm lí lo lắng, hoang mang, không biết nơi mình làm việc của mình liệu có nguy cơ tai nạn lao động nào đang rình rập hay không? Vì thế, sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào sự tập trung và tính sáng tạo của người lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao. Điều này lại có ảnh hưởng tới tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của cả doanh nghiệp.

Tóm lại, thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho người lao động cho doanh nghiệp mà nó còn là nền tảng vững chắc để đất nước chúng ta ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.

3.5.2.3. Ý  nghĩa xã hội – nhân văn

Bên cạnh ý nghĩa về chính trị và kinh tế, thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ còn mang lại ý nghĩa về xã hội và nhân văn sâu sắc.

Trong điều kiện sản xuất được an toàn, vệ sinh, người lao động có đủ sức khoẻ để tham gia sản xuất liên tục, năng suất lao động không ngừng được cải thiện và thu nhập của họ cũng ngày càng được nâng cao. Vì thế, cuộc sống gia đình của họ được đảm bảo, mức sống được cải thiện, góp phần củng cố và bảo vệ hành phúc gia đình người lao động.

Thực hiện tốt công tác AT – VSLĐ còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh và lành mạnh. Một xã hội văn minh là xã hội mà quyền và nghĩa vụ của con người được tụn trọng; người lao động trong xã hội đó có sức khoẻ, có tri thức, được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh. Họ là những người công dân luôn sống và làm việc theo pháp luật. Đồng thời, họ cũng nắm vững các qui tắc về AT-VSLĐ, các nguyên tắc làm việc an toàn. Tại nơi làm việc, họ là những người lao động gương mẫu. Trong gia đình họ cũng là những người cha, mẹ gương mẫu, nuôi dạy con cái ngoan hiền. Vì thế, gia đình người lao động sẽ là một thành trì vững chắc mà không tệ nạn nào có thể phá vỡ được. Nếu một gia đình, hai gia đình và nhiều gia đình như vậy, sẽ góp phần tạo nên một xã hội lành mạnh, không có các tệ nạn xã hội.

Lực lượng lao động sẽ được bảo toàn và phát triển khi người lao động được bảo vệ sức khỏe, họ không bị tai nạn lao động hay bị bệnh tật hay bệnh nghề nghiệp. Như vậy, hàng tháng, lực lượng lao động này sẽ góp phần bảo toàn và làm cho quĩ BHXH không ngừng được phát triển. Mặt khác, Nhà nước sẽ có điều kiện đầu tư xây dựng nhiều hơn cho các công trình phúc lợi, phục vụ nhân dân.

Nhưng hiện nay đang tồn tại một thực trạng chung tại các doanh nghiệp là: môi trường lao động đang bị ô nhiễm bởi nồng độ hơi khí độc, bụi… vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép… Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp hiện nay chưa coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường lao động nói riêng cũng như môi trường nói chung. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lắp đặt hệ thống xử lí các chất thải, đảm bảo sau khi chúng được xử lí sẽ không gây ô nhiễm môi trường bên ngoài. Vì thế, khi chúng ta thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ cũng chính là chúng ta đã quan tâm tới nội dung bảo vệ môi trường.

Một vấn đề nữa là hiểm hoạ ô nhiễm từ chính môi trường lao động cũng là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng các biểu hiện bệnh lí đối với người lao động, gây các bệnh như: vô sinh, đẻ non, quái thai làm ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai, lực lượng lao động sau này.

Vì thế, thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ sẽ mang lại rất nhiều ý nghiã không đối với cá nhân môi người lao động, với mỗi doanh nghiệp mà còn mang lại những lợi ích cao cả cho toàn Quốc gia.

Tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Quý đơn vị có nhu cầu huấn luyện an toàn lao động, hãy gọi cho chúng tôi Hotline: 0934 177 586 để được tư vấn miễn phí, hướng dẫn thực hiện tốt nhất.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline0903.980.538 – 0984.886.985

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, P.Hoà Phát, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Tin tức.