Các bước đánh giá rủi ro an toàn lao động
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro là như thế nào? Tất cả hoạt động sung quanh chúng ta đều tiềm ẩn những mối nguy và rủi ro, vậy nhận định đó là có chính xác không? Rất nhiều sự việc đến khi xảy ra gây nên những tổn thương cho cơ thể cũng như tổn thất về kinh tế thì Chúng ta mới nhận định được ah đó chính là mối nguy hiểm mình không lường trước nên xảy ra như vậy.
Cuộc sống phát triển đi cùng nền công nghiệp hóa thì các mối nguy và rủi ro lại càng lớn hơn, cũng chính vì lẽ đó là các tổ chức phi chính phủ đã đưa ra các nghiên cứu và soạn thảo những tài liệu để giúp nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn lao động cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Mối nguy là một nguồn có khả năng, một tình huống hoặc một hành động có thể gây ra tổn hại đối với con người.
Rủi ro là một yếu tố mà có thể gây tổn hại, tổn thất cho con người và ở những ngữ cảnh khác nhau nó sẽ có những rủi ro khác nhau.
Để kiểm soát được các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở thì việc cần thực hiện là nhận diện các mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn lao động. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về đánh giá rủi ro an toàn lao động, Phòng an toàn Crs Vina xin chia sẻ Các bước đánh giá rủi ro an toàn lao động ở nội dung dưới đây.
Các bạn cần tư vấn lập kế hoạch đánh giá rủi ro an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động, đào tạo an toàn lao động hãy liên hệ ngay Hotline: 0903 980 538 hoặc Email: lananhcrsvina@gmail.com để được hướng dẫn tốt nhất.
Việc đánh giá rủi ro thường sẽ có 5 bước đánh giá rủi ro an toàn lao động như sau:
☘ Xác định các mối nguy
Trong quá trình lao động luôn tiềm ẩn những mối nguy từ hoạt động sản xuất cũng do người lao động không nhận định được các mối nguy trong công việc mình đang thực hiện, việc xác định được những tổn hại có khả năng xảy ra cho người lao động làm việc tại cơ sở cũng như khách ghé tới cơ sở sẽ giúp giảm thiểu những tổn thất như sau:
◾ Bộ phận HSE, QA đi xung quanh nơi làm việc và nhìn vào những khu vực, vị trí có thể gây nguy hiểm. Việc cần là phải đảm bảo rằng tất cả các hoạt động sản xuất chính cũng như các hoạt động phụ trợ không thường xuyên tại cơ sở đều được xem xét.
◾ Trao đổi thường xuyên định kỳ với người lao động hoặc trưởng bộ phận liên quan các nhận định mối nguy hiểm trong quá trình làm việc và ghi nhận những chia sẻ phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ người lao động, họ trực tiếp làm việc tại vị trí khu vực đó sẽ là người nhìn nhận rõ nhất những nguy hiểm, rủi ro có thể có.
◾ Với lợi ích mang lại cho xác hội thì các hiệp hội nghề nghiệp cũng thường xuyên có nghiên cứu tích hợp các biện pháp từ các doanh nghiệp, tổ chức đó cũng sẽ là nơi giúp cho chúng ta những biện pháp, lời khuyên tốt.
◾ Rà soát lại các bảng chỉ dẫn, phiếu hướng dẫn của đơn vị cung cấp và nhà cung cấp nó sẽ giúp thêm nguồn thông tin để nhận định mối nguy hiểm tại cơ sở.
◾ Xem xét các hồ sơ về mất an toàn lao động tại cơ sở từ trước để đưa ra các biện pháp phòng tránh và để phòng.
Xác định các mối nguy hiểm an toàn lao động nhằm tránh được các tổn thất ở hiện tại và tránh các rủi ro về bệnh nghề nghiệp sau này.
☘ Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và mức độ như thế nào
Khi bạn xác định được các mối nguy thì việc cần làm tiếp theo là nhận định những nối nguy đó sẽ tác động đến đối tượng nào, mức độ tổn thương là như thế nào để có đánh giá cho hiện tại và trong thời gian tương lai bằng việc nhận diện mức độ ảnh hưởng các mỗi nguy ở những nhóm người khác nhau tại các vị trí công việc khác nhau.
Chú trọng:
◾ Xác định nhóm đối tượng lao động đặc thù như: nhóm lao động trẻ, mới vào làm, nhóm lao động là phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ, người khuyết tật có thể phải đối mặt với những rủi ro và bệnh nghề nghiệp.
◾ Nhận đính nhóm đối tượng khách không thường xuyên như: Nhân viên tạp vụ, khách đến thăm, các nhà thầu, công nhân bảo dưỡng…với những rủi ro khi không nắm rõ hoạt động của hoạt động sản xuất.
◾ Với hoạt động cùng chung với tổ chức khác, hãy nhận định xem từ hoạt động của họ có ảnh hưởng gì không và mức độ như thế nào, cũng như đánh giá về yếu tố công động tại nơi hoạt động của cơ sở.
Mọi vấn đề xung quanh người lao động hãy khảo sát từ người lao động để xác định thêm các yếu tố rủi ro an toàn.
☘ Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa
Khi đã phát hiện được mối nguy hiểm, người đánh giá phải quyết định sẽ làm gì với những mối nguy hiểm đó.
Trước hết, hãy xem xét những biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe đã được áp dụng và tổ chức thực hiện ra sao. Sau đó, bạn hãy so sánh với chuẩn thực hành tốt và rà soát xem liệu bạn có thể cải thiện điểm nào để nâng cao tiêu chuẩn tại nơi làm việc. Để làm được việc này, người đánh giá rủi ro nên xem xét:
◾ Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm được không?
◾ Nếu không loại bỏ được, làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát rủi ro để mối nguy hại không có khả năng xảy ra?
Khi kiểm soát rủi ro, bạn hãy làm theo từng bước, nếu có thể thì bạn hãy làm theo trình tự sau:
◾ Thử dùng phương án ít rủi ro hơn (ví dụ như chuyển sang sử dụng hóa chất ít độc hại hơn); thay thế rủi ro.
◾ Tránh tiếp cận mối nguy hiểm (bố trí nhân viên bảo vệ…)
◾ Tổ chức công việc làm sao để giảm việc tiếp xúc với mối nguy hiểm, áp dụng các phương pháp làm việc an toàn
◾ Cung cấp các thiết bị chăm sóc
◾ Cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân (quần, áo, giày dép, kính bảo vệ…) miễn phí có người lao động.
Việc nâng cao an toàn và sức khỏe cho người lao động là một biện pháp hữu hiệu mà lại rất tiết kiệm. Người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau thực hiện đánh giá rủi ro sẽ giúp đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ phát huy hiệu quả trong thực tế và không nảy sinh những mối nguy hiểm mới. Bạn nên ghi nhớ rằng tất cả người lao động, kể cả cán bộ quản lý, đều cần được đào tạo về các biện pháp kiểm soát rủi ro đang được áp dụng để đảm bảo an toàn rằng những biện pháp này được triển khai phù hợp.
☘ Thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro
Biện pháp kiểm soát rủi ro được xây dựng cũng bao gồm sơ đồ nguồn nhân lực thực hiện các biện pháp đó, nếu cán bộ đánh giá đưa ra quyết định thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro thì đồng nghĩa cán bộ đó sẽ được thực hiện với các cá nhân cụ thể, phân bổ khung thời gian thực hiện, khung thời gian thực hiện sẽ phải được ghi chép lại vào văn bản.
Bạn xây dựng kế hoạch đánh giá và tiến hành thực hiện các bước đánh giá rủi ro và cải tiến từ kết quả đánh giá rủi ro là yếu tố giúp cho việc giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
Cần xây dựng bản kế hoạch hành động chi tiết thể hiện được các việc quan trọng, cần ưu tiên hoặc chưa cần thiết:
◾ Các biện pháp cải tiến với chi phí thấp, dễ thực hiện được ưu tiên cho đến khi có thể thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn
◾ Các giải pháp dài hạn đối với những rủi ro có nhiều khả năng gây mất an toàn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
◾ Các giải pháp dài hạn với những rủi ro có khả năng gây nên những tổn thất nghiêm trọng.
◾ Thực hiện diễn tập cho người lao động về những rủi ro đang tồn tại, biện pháp phòng tránh và kiểm soát chúng
◾ Thường xuyên Kiểm tra để đảm bảo rằng những biện pháp đề ra đó vẫn được duy trì.
☘ Ghi lại các phát hiện, đánh giá và cải tiến
◾ Một file hồ sơ ghi chép đầy đủ các cuộc đánh giá nội bộ rủi ro an toàn lao động với nội dung đầy đủ thông tin: kết quả được và chưa được, thời gian thực hiện sẽ được so sánh vào khung thời gian đánh giá sau sẽ rất hữu ích để nhận diện được sự tiến triển tốt của các biện pháp cải tiến.
◾ Tổ chức hoạt đống sẽ không ngừng phát triển và những thay đổi tăng giảm trang thiết bị máy móc, công nghệ và con người thì theo đó việc nhận diện sẽ cần được thực hiện liên tục, vì vậy mà các cuộc đánh giá nội bộ rủi ro an toàn lao động là yếu tố quan trọng.