Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN

Để kịp thời ứng phó với các tình huống cháy, nổ xảy ra tại cơ sở thì việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. Qua đó, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

– Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.

– Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2018 của Chính phủ quy định công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

– Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

Đối tượng huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN

Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định, đối tượng huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN bao gồm:

🔹 Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

🔹 Lực lượng PCCC chuyên ngành.

🔹 Lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở.

🔹 Người chỉ huy phương tiện thuỷ, tàu hoả, tàu bay, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm.

🔹 Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chứa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

 

Nội dung huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chưa cháy, cứu hộ cứu nạn

Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn phải thiết thực, phù hợp với từng loại đối tượng và tính chất đặc điểm hoạt động của từng loại cơ sở. Bao gồm:

▪️ Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.

▪️ Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.

▪️ Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

▪️ Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

▪️ Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

▪️ Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

▪️ Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

▪️ Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với một số tình huống quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

+ Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.

+ Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.

+ Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.

+ Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông.

+ Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong công trình ngầm.

+ Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí.

+ Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn thành phần lý thuyết, cán bộ, nhân viên công ty và lực lượng PCCC chuyên ngành và cơ sở tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, thực hành sử dụng chăn chiên, bình bột, khí và các đội hình chữa cháy cơ bản để dập tắt các đám cháy mới phát sinh, thực hiện các kỹ năng ứng cứu, phương pháp tìm kiếm, di chuyển người bị nạn, phương pháp cứu người trong không gian bị tác động bởi khói, khí độc. Kỹ năng tự thoát nạn trong các tình huống khác nhau.

Huấn luyện phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp

 

Thời gian huấn luyện

▪️ Huấn luyện lần đầu: thời gian từ 48 đến 72 giờ.

▪️ Huấn luyện định kỳ: tối thiểu là 48 giờ.

▪️ Huấn luyện bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn: tối thiểu là 48 giờ.

Đối với thành viên đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành thì thời gian huấn luyện nhiều hơn, cụ thể:

▪️ Huấn luyện lần đầu: từ 64 đến 96 giờ.

▪️ Huấn luyện định kỳ: tối thiểu là 64 giờ.

▪️ Huấn luyện bổ sung hàng năm: tối thiểu là 64 giờ.

Hằng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần.

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện, các học viên sẽ làm bài kiểm tra sát hạch

Theo nghị định số 83/2017 đối với Giấy chứng nhận nghiệp vụ CỨU HỘ CỨU NẠN có thời hạn là 5 năm.

Theo nghị định số 79/2014 Giấy chứng nhận nghiệp vụ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY có thời hạn là 2 năm.

Đơn vị huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN

▪️ Những người đưng đầu cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức PCCC và CHCN cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình.

▪️ Trong trường hợp không tự tổ chức được lớp Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN, hoặc cá nhân có nhu cầu tổ chức huấn luyện thì phải có đơn đề nghị với cơ quản cảnh sát PCCC để tiến hành tổ chức huấn luyện PCCC.

▪️ Hiện nay, Công ty CRS VINA phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC địa phương các tỉnh tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CHCN, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

▪️ Chứng chỉ, chứng nhận do CRS VINA cấp có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn 5 năm.

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về khoá huấn luyện, quý học viên và doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🗼 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🗼 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🗼 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

🗼 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

1/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO AN TOÀN.