Tư vấn GRS – Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu

Tiêu chuẩn GRS là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, đặt ra các yêu cầu đối với chứng nhận của bên thứ 3 về nội dung tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động xã hội và môi trường cũng như các hạn chế về hoá chất. Mục tiêu của việc đào tạo tiêu chuẩn GRS là tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm và giảm bớt, loại bỏ tác hại do quá trình sản xuất của nó gây ra. CRS VINA là một trong những đơn vị hàng đầu về tư vấn GRS – Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu với đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm thực tế.

 

 

Tiêu chuẩn GRS là gì?

 

GRS – viết tắt của cụm từ Global Recycled Standard (Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu) – là tiêu chuẩn sản phẩm tự nguyện để theo dõi và xác minh hàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm cuối cùng.

Tiêu chuẩn GRS áp dụng cho chuỗi cung ứng đầy đủ và đề cập đến khả năng truy xuất nguồn gốc, nguyên tắc môi trường, yêu cầu xã hội, hàm lượng hóa chất và ghi nhãn.

GRS được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các công ty muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm (cả thành phẩm và bán thành phẩm). Cũng như để xác minh các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất thực tế của doanh nghiệp.

Các mục tiêu của GRS là xác định yêu cầu để đảm bảo tuyên bố thành phần chính xác và điều kiện làm việc tốt, giảm thiểu tối đa các tác động hóa chất và môi trường có hại. Điều này bao gồm các công ty tỉa hột bông, kéo sợi, dệt và đan, nhuộm và in, khâu tại hơn 50 quốc gia.

 

 

Đối tượng cần tư vấn GRS – tiêu chuẩn tái chế toàn cầu

 

Tư vấn GRS – tiêu chuẩn tái chế toàn cầu được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế tối thiểu từ 20%. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối và kinh doanh sản phẩm.

Toàn bộ quá trình bắt đầu tư lúc sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều phải được chứng nhận. Toàn bộ địa điểm tập trung và thu nhập vật liệu cũng phải được khai báo, thu nhập và tham quan tại chỗ nhằm phục vụ quá tình đánh giá và chứng nhận.

Tổ chức cần xác định bổ sung các yêu cầu của khách hàng, đối tác và sản phẩm, dịch vụ của mình trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả các yêu cầu của pháp luật.

Tiêu chuẩn GRS – Tiêu chuẩn tái chế Toàn cầu (GRS – Global Recycle Standard) ban đầu được Control Union Certifications phát triển vào năm 2008 và quyền sở hữu do Textile Exchange tiếp quản vào ngày 1 tháng 1 năm 2011.

GRS là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội và môi trường và hạn chế về hóa chất. GRS hướng đến tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế trong sản phẩm và giảm hoặc loại bỏ các tác hại do sản xuất tái chế.

 

 

Các mục tiêu của tư vấn GRS – Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu

 

– Liên kết các định nghĩa trên nhiều ứng dụng

– Theo dõi và truy xuất nguyên liệu đầu vào tái chế

– Cung cấp cho khách hàng (cả doanh nghiệp và người tiêu dùng) một công cụ để đưa ra những quyết định sáng suốt

– Giảm thiểu tác động có hại của sản xuất tới con người và môi trường

– Đảm bảo rằng các nguyên liệu trong sản phẩm cuối cùng được tái chế và xử lý bền vững hơn

– Đổi mới cách giải quyết các vấn đề chất lượng trong việc sử dụng các vật liệu tái chế.

 

Các điểm chính trong tiêu chuẩn GRS

 

♻️ Xác minh vật liệu tái chế

Vật liệu được xác minh để đáp ứng định nghĩa ISO về tái chế. Cả tài liệu trước khi tiêu dùng và sau khi tiêu dùng đều được chấp nhận.

♻️ Sản xuất có trách nhiệm

Sản xuất theo tiêu chuẩn GRS bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và xã hội. Các hoá chất có khả năng gây hại được phép sử dụng trên các sản phẩm GRS.

♻️ Quản lý chuỗi cung ứng

Chứng nhận GRS đảm bảo minh bạch nguồn gốc của vật liệu tái chế, từ người tái chế đến sản phẩm cuối cùng.

♻️ Chứng nhận đáng tin cậy

Tổ chức chứng nhận bên thứ 3 chuyên nghiệp sẽ kiểm tra dừng giai đoạn trong chuỗi cung ứng.

♻️ Xây dựng uy tín

Các sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu có thể được dán nhãn với biểu tượng GRS.

♻️ Sự giám sát của các bên liên quan

GRS được quản lý với đầu vào của các nhà tái chế, nhà cung cấp, nhà bán buôn và nhà bán lẻ từ mọi nơi trên thế giới.

 

Nội dung của tiêu chuẩn GRS

 

Tiêu chuẩn GRS bao gồm các phần:

👉 Thông tin chung

– Định nghĩa

– Tài liệu tham khảo

– Nguyên tắc chứng nhận GRS

– Yêu cầu đối với nguyên vật liệu tái chế

– Yêu cầu của chuỗi cung ứng

👉 Yêu cầu xã hội

– Chính sách xã hội

– Yêu cầu xã hội

👉 Yêu cầu về môi trường

– Hệ thống quản lý môi trường

– Yêu cầu về môi trường

👉 Yêu cầu về hóa chất

– Quản lý hóa chất GRS

– Các hóa chất bị hạn chế trong GRS

GRS sử dụng định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 14021 về thành phần tái chế, với sự giải thích dựa trên Hướng dẫn xanh của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (US Federal Trade Commission).

Hiện nay tiêu chuẩn tái chế toàn cầu đã ra phiên bản GRS 4.0 thay thế GRS 3.0.

 

Thời gian áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS

 

Thời gian áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS phụ thuộc vào loại hình, quy mô, mức độ phức tạp hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp của tổ chức. Tổ chức cần xác định trong khoảng thời gian hợp lý đủ để hệ thống quản lý chất lượng áp dụng được kiểm tra, đánh giá phù hợp và đáp ứng với các yêu cầu.

 

Các nội dung cần chuẩn bị từ khách hàng đối với hoạt động tư vấn GRS

 

✔️ Chỉ định người đầu mối phụ trách công tác liên hệ, triển khai GRS tại đơn vị.

✔️ Sắp xếp thời gian, nguồn lực cần thiết phối hợp trong các đợt làm việc của đoàn chuyên gia VINTECOM Quốc tế.

✔️ Phân công trách nhiệm các nhân sự thực hiện dự thảo, xây dựng hệ thống văn bản và thực hiện áp dụng.

✔️ Cải thiện một số điều kiện cơ sở hạ tầng nhà máy nhằm nâng cao hiệu suất quá trình, giảm thiểu các rủi ro.

✔️ Phối hợp hiệu quả và tương tác thường xuyên với văn phòng VINTECOM Quốc tế để đảm bảo đáp ứng tiến độ đề ra.

 

Các phần chính của chứng nhận GRS

 

Có 4 phần chính để chứng nhận GRS:

Thành phần tái sinh sản phẩm và yêu cầu chuỗi cung ứng.

Thành phầm tái chế các sản phẩm có hàm lượng từ 20% trở lên.

Các vật liệu tái chế được tuyên bố sẽ tuân theo một chuỗi lưu ký hoàn chỉnh và được xác minh từ đầu vào đến thành phẩm.

Phần trách nhiệm xã hội

Công nhân làm việc cho các công ty liên quan đến sản xuất các sản phẩm GRS được bảo vệ bởi các chính sách trách nhiệm xã hội mạnh mẽ.

Các yêu cầu xã hội của GRS dựa trên nguyên tắc của chương trình tuân thủ trách nhiệm xã hội toàn cầu. Trong mọi trường hợp, các tiêu chuẩn lao động quốc tế, pháp luật quốc gia hoặc địa phương, hoặc các yêu càu GRS nghiêm ngặt nhất không nên được áp dụng theo luật hiện hành.

Phần môi trường

Các công ty tham gia sản xuất các sản phẩm GRS cần có ý thức cao về môi trường.

Các yêu cầu về môi trường của GRS áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong tổ chức chứng nhận. Trong mọi trường hợp, các quy định quốc gia hoặc địa phương nghiêm ngặt nhất hoặc các yêu cầu GRS được áp dụng.

Theo dõi, kiểm tra thường xuyên nước thải do nhà máy thải ra.

Phần hoá học

Hoá chất được sử dụng để sản xuất các sản phẩm GRS khong gây ra tác hại không cần thiết cho môi trường và người lao động.

Tiêu chuẩn GRS chỉ áp dụng cho việc sử dụng và quản lý hoá chất trong quy trình sản xuất các sản phẩm GRS. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho toàn bộ cơ sở, mà chỉ áp dụng cho việc sản xuất các sản phẩm GRS/

GRS không liên quan đến các hoá chất có trong sản phẩm cuối cùng vì nó không kiểm soát bất kỳ hoá chất nào có thể có trong sản phẩm tái chế được sử dụng làm đầu vào ban đầu trong chuỗi sản xuất GRS.

 

Quy trình tư vấn GRS

 

➖  Xác nhận thông tin khách hàng: địa điểm, quy mô, phạm vi áp dụng.

➖ Đánh giá điều kiện và bối cảnh của tổ chức (có thể thực hiện tại cơ sở khách hàng).

➖ Tiến hành khóa đào tạo nhận thức tiêu chuẩn GRS, đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn GRS.

➖ Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản quy trình, hướng dẫn thực hiện GRS.

➖ Hướng dẫn thực hiện áp dụng hệ thống văn bản quy trình và cách thức duy trì văn bản hồ sơ kết quả thực hiện.

➖ Hướng dẫn đánh giá nội bộ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 19011, cách thức lập báo cáo phát hiện đánh giá.

➖ Hướng dẫn biện pháp hành động khắc phục, phòng ngừa và giải quyết rủi ro.

➖ Hướng dẫn hoàn thiện hệ thống văn bản chuẩn bị cho hoạt động đánh giá chứng nhận.

➖ Đánh giá chứng nhận, hành động khắc phục sau chứng nhận và nhận giấy chứng chỉ GRS.

 

Đơn vị đào tạo, chứng nhận tiêu chuẩn GRS – Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu

 

CRS VINA là Trung tâm đào tạo và chứng nhận do Bộ KH và CN cấp phép hoạt động chuyên nghiệp.

⭐ Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong đào tạo, tư vấn, triển khai GRS và các tiêu chuẩn tái chế khác.

⭐ Tư liệu GRS đầy đủ, chi tiết.

⭐ Phương pháp đào tạo dễ hiểu, áp dụng chính xác, hiệu quả.

⭐ Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ.

⭐ Hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp cho tới khi đạt chứng nhận GRS.

 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn GRS – Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu, vui lòng liên hệ:

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

 

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under CHỨNG NHẬN, Chuyên mục môi trường, Tin tức.