Nhân viên HSE là gì?

HSE là một vị trí công việc liên quan đến vấn đề an toàn lao động cho môi trường lam việc của công ty, đây là vị trí luôn được các doanh nghiệp chú ý tuyển dụng. Vậy nhân viên HSE là gì? Công việc của nhân viên HSE gồm những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!!

 

 

HSE là gì?

 

HSE là viết tắt của Health Safety Environment (Sức khoẻ – An toàn và môi trường).  Nói một cách dễ hiểu, nhân viên HSE là nhân viên giám sát an toàn, sức khoẻ và môi trường lao động tại doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm về mặt an toàn vệ sinh lao động.

Với một số doanh nghiệp sở hữu quy mô hoạt động lớn thường sẽ phân chia chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Vì thế cũng sẽ có những tên gọi khác nhau ví dụ như:

HSE

HES

SHE

EHS

QHSE

Đối với chữ cái đầu tiên trong ký hiệu sẽ được thể hiện công việc mà nhân viên đó sẽ phải đảm nhận. Tất cả cùng hướng đến mục đích chung là mang tới sự an toàn cũng như môi trường làm việc, sinh hoạt được đảm bảo cho mọi người.

 

 

Nhân viên HSE là gì?

 

Nhân viên HSE là những người thiết lập, ban hành và cập nhật các chương trình an toàn công việc cho nhân viên, dựa trên quy định về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường của chính phủ cũng như các tiêu chuẩn của công ty về an toàn tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, nhân viên HSE cũng tiến hành giáo dục, đào tạo nhân viên trong công ty về tầm quan trọng của sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường trong công việc. Tuỳ vào đặc thù từng ngành và quy mô doanh nghiệp mà công ty có thể có nhân viên HSE hay không. Thông thường, các công ty sản xuất thường có vị trí này.

Các kỹ sư HSE sẽ đề xuất những giải pháp để tổ chức môi trường lao động an toàn, loại trừ những yếu tố gây nguy hiểm dẫn đến các tai nạn lao động, yếu tố độc hại môi trường gây bệnh nghề nghiệp.

 

Công việc của nhân viên HSE là gì?

 

Nhân viên HSE là gì? Nhân viên HSE là  người thực hiện các công việc giám sát các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, nhắc nhở và đốc thúc người lao động tuân theo những quy định an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc.

 

Giống như mọi vị trí công việc khác, quy trình quản lý HSE cũng có những yêu cầu với vị trí công việc riêng. Cụ thể gồm có:

 

🔸 Trực tiếp làm việc cũng đảm nhận vai trò giám sát tất cả mọi hoạt động tuân theo quy định cũng như quy trình vệ sinh – an toàn – lao động, bảo vệ hệ sinh thái môi trường của những doanh nghiệp.

🔸 Đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước và Pháp luật trong lĩnh vực An toàn lao động và Môi trường của Bộ Lao động TBXH, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, PCCC,…về Đánh giá tác động Môi trường, Giấy phép xả thải, Nội quy An toàn lao động, Báo cáo Tai nạn lao động, Biện pháp ứng phó, phòng ngừa Tai nạn lao động,…

🔸 Đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó theo dõi, kiểm tra và đề ra biện pháp khắc phục, hạn chế các yếu tố môi trường do đất, nước, không khí, rác, khí thải,…

🔸 Khi xảy ra những vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động, nhân viên HSE là người kiểm tra sự cố, điều tra nguyên nhân và tìm cách giải quyết tốt nhất. Xác định nguy cơ và đánh giá rủi ro, từ đó đề xuất biện pháp kiểm soát, khắc phục an toàn liên quan đến máy móc, người lao động

🔸 Theo dõi và kiểm tra sự an toàn của người lao động, các thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất, xây dựng. Đề xuất và thực hiện chương trình khám sức khỏe đầu vào, khám định kì, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người lao động trong suốt thời gian làm việc

🔸 Lập báo cáo đánh giá tình hình liên quan đến an toàn lao động và môi trường, họp bàn cùng Ban lãnh đạo đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan

🔸 Xây dựng khung tiêu chuẩn, các nội dung và nguyên tắc được ứng dụng đảm bảo an toàn lao động theo định hướng nhà nước trong các nghề đặc thù.

 

Các kỹ năng cần có của nhân viên HSE

 

Nhân viên HSE là những người liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động của người lao động và doanh nghiệp. Nên đòi hỏi các nhân viên HSE cần phải có những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về bảo hộ lao động cần thiết để phục vụ công việc.

👉 Kiến thức chuyên ngành:

Hiểu rõ các kiến thức pháp luật liên quan đến người lao động, an toàn lao động, quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, tai nạn lao động, những quy định về môi trường,…

Có kỹ năng phân tích nguyên nhân: một sự cố, tình huống tai nạn xảy ra, yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải phân tích và xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết tức thì, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đó để áp dụng phòng ngừa, giải quyết trong tương lai

👉 Nắm vững những quy định của nghề theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam, nắm được những rủi ro trong an toàn lao động của doanh nghiệp để đề xuất phương án điều chỉnh.

👉 Khả năng quan sát hoạt động quá trình sản xuất, tư duy và nhìn nhận các vấn đề rủi ro trong lao động chuẩn xác để đưa ra những phương án an toàn, tránh xảy ra rủi ro với người lao động và thiết bị máy móc.

👉 Kỹ năng phát hiện và giải quyết các sự cố an toàn để giảm thiểu tối đa mất mát về người và thiệt hại về tài sản cho công ty.

👉 Kỹ năng đào tạo để hướng dẫn cho người lao động tuân thủ theo các biện pháp an toàn lao động.  công việc của bạn là đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe lao động và môi trường. Vì vậy, việc hướng dẫn, đào tạo người lao động hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, các biện pháp phòng tránh là cực kì cần thiết. Có kỹ năng đào tạo, quá trình truyền đạt của bạn sẽ trôi chảy và hiệu quả hơn.

 

Một số vị trí trong HSE

 

Làm việc trong ngành HSE này, bạn có thể làm việc ở một số vị trí như Quản lý an toàn (Safety Manager), Điều phối viên an toàn (Safety Coordinator), Điều phối viên dự án (Project Coordinator).

Quản lý an toàn (Safety Manager)

 

Vị trí quản lý an toàn trong các công ty, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Người quản lý an toàn là những người chịu trách nhiệm cho vấn đề an toàn ở nơi làm việc, thúc đẩy nhận thức của người lao động, giáo dục về vấn đề an toàn sức khỏe cho toàn thể nhân viên. Quản lý an toàn phải đảm bảo nhân viên tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động, hạn chế các rủi ro, mối nguy hiểm tiềm tàng tại nơi làm việc.

Quản lý an toàn cần thực hiện công tác giám sát các thiết bị an ninh vật lý, xem xét các báo cáo tai nạn, áp dụng quy trình an toàn, tuân thủ quy định về an toàn trong môi trường làm việc, xác định được các điều kiện không an toàn.

Để có thể làm việc ở vị trí quản lý an toàn này, họ cần phải là người có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm làm việc dày dặn, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực an toàn và sức khỏe, có kiến thức tốt về việc phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro.

Đồng thời, người quản lý an toàn cần phải là người có kỹ năng quan sát tốt, kỹ năng tổ chức và tạo động lực cho nhân viên cấp dưới tốt. Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt của họ cũng cần phải giỏi để truyền đạt thông tin về an toàn tới không chỉ nhân viên cấp dưới mà còn với toàn thể người lao động. Người quản lý an toàn cần phải có kỹ năng giám sát, khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập tốt.

 

Nhân viên điều phối an toàn

 

Nhân viên điều phối an toàn là những người làm việc dưới sự giám sát của quản lý an toàn. Công việc chính của nhân viên điều phối an toàn là thực hiện theo những chiến lược an toàn được đề ra bởi ban lãnh đạo. Đồng thời họ cũng đề xuất các phương án, chiến lược HSE theo yêu cầu của công ty.

Nhân viên điều phối an toàn chịu trách nhiệm cho việc giám sát tình hình lao động của công nhân, liên tục thực hiện những biện pháp cải thiện tình trạng sức khỏe và đề phòng rủi ro. Nhân viên điều phối cần thực hiện công tác kiểm tra và kiểm định an toàn trên các địa điểm tại nơi làm việc theo sự phân công của quản lý.

Điều phối viên là người trực tiếp làm việc với các bộ phận hành chính khác trong công ty như bộ phận nhân sự,…để hoàn thiện các thủ tục về kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động. Tích cực làm việc với các bên liên quan khác như y tế, an toàn, an sinh để tạo mối quan hệ thân thiết và hỗ trợ nhau trong lúc cấp bách.

Nhân viên điều phối là người trực tiếp đánh giá và kiểm tra mức độ rủi ro của các thiết bị, máy móc trong môi trường làm việc. Phối hợp điều tra tai nạn lao động và đảm bảo hoàn thành các hành động phòng ngừa.

Đồng thời, một nhiệm vụ nữa trong công việc của nhân viên điều phối chính là làm báo cáo về tình hình an toàn, sức khỏe trên địa bàn mình chịu trách nhiệm để báo cáo lên cấp trên.

Để làm việc ở vị trí này, bạn cũng cần phải có chứng chỉ HSE, có khả năng đưa lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tế, có khả năng khuyến khích các hành vi tích cực để cải thiện môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hởi nhân viên HSE là gì? Hy vọng sau khi bạn đọc bài viết sẽ hiểu được những thông tin liên quan đến nhân viên HSE.

5/5 - (4 bình chọn)

Posted by & filed under Chuyên mục môi trường, Tin tức.