Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?

Hiện nay, thay vì chỉ đi khám bệnh khi có bệnh, nhiều người đã lựa chọn chủ động chăm sóc sức khỏe bằng cách đi khám sức khỏe định kỳ.  Khám sức khỏe định kỳ nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của mỗi người để đánh giá tình trạng cơ thể, Thông qua đó kịp thời phát hiện những bất thường về sức khỏe. Bệnh lý được can thiệp sớm nên hiệu quả điều trị cao, hạn chế nguy cơ biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị. Vậy khám sức khỏe định kỳ gồm những gì? Bao lâu khám sức khỏe định kỳ 1 lần?

 

 

Khám sức khỏe định kỳ bao gồm những gì?

 

Theo thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe, danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc sẽ bao gồm:

 

👉 Khám lâm sàng tổng quát

 

Người khám sức khỏe sẽ được kiểm tra thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, tính chỉ số BMI, kiểm tra mạch, đo huyết áp.

Tiếp đến, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, thận-tiết niệu, cơ xương khớp,…

Sau đó người khám sức khỏe sẽ được khám bệnh các chuyên khoa:

🔹 Khám mắt: Khám mắt gồm nhiều bài kiểm tra thị lực và đo thị lực nhằm đánh giá thị lực, khả năng nhìn. Khám mắt giúp phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh, tật về mắt nhằm điều trị kịp thời, tránh làm tổn thương thị giác hay các diễn biến xấu có thể xảy ra làm mất thị lực.

🔹 Khám tai mũi họng: Tai mũi họng là các bộ phận trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Có thể bệnh lý tai mũi họng không quá như nguy hiểm nhiều căn bệnh khác, tuy nhiên lại thường kéo dài dai dẳng và tái phát. Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tai mũi họng, nếu có các bất thường sẽ điều trị dứt điểm ngay từ đầu.

🔹 Khám răng – miệng: Kiểm tra sức khỏe răng miệng nhằm phát hiện sớm các bệnh lý như hôi miệng, sâu răng, vôi răng, nha chu,.. để điều trị kịp thời.

🔹 Khám da liễu: Thăm khám da liễu để phát hiện các rối loạn về da như viêm da, dị ứng, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,…

🔹 Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ thăm khám và khám tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm sinh dục,…

 

Mẫu khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013

 

 

👉 Xét nghiệm

 

Thực hiện xét nghiệm để đánh giá các chỉ số trong cơ thể:

🔹 Xét nghiệm máu: đây là loại xét nghiệm cơ bản và rất quan trọng.  Bao gồm: xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa.

▪️ Xét nghiệm công thức máu nhằm xác định số lượng và tỷ lệ các thành phần trong máu. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá người khám sức khỏe có bị thiếu máu hay không, cơ thể có đang trong tình trạng nhiễm trùng, chức năng đông máu có bình thường hay không,…

▪️ Xét nghiệm sinh hóa máu nhằm xác định các thông số quan trọng như đường máu, Urê, Creatinin, AST, ALT, GGT, định lượng Bilirubin để đánh giá chức năng gan, thận, chẩn đoán bệnh đái tháo đường,..Ngoài ra còn có xét nghiệm mỡ máu bao gồm Cholesterol, xét nghiệm Gout qua Axit Uric,…

🔹 Xét nghiệm nước tiểu: đây cũng là xét nghiệm cơ bản khi tham gia khám sức khỏe định kỳ. Những thông số có được khi xét nghiệm nước tiểu giúp xác định có tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc mắc các bệnh lý về thận hay không. Một số rối loạn chuyển hóa cũng có thể được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.

Các xét nghiệm khác: Người đi khám sức khỏe định kỳ có thể yêu cầu thêm các gói xét nghiệm cao cấp hơn như xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

 

👉 Chẩn đoán hình ảnh

 

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc sẽ bao gồm chụp phim X-quang tim phổi nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim, lồng ngực.

Bên cạnh đó, tùy tình trạng mỗi người đến khám định kỳ, bác sĩ có thể chỉ định chụp phim X-quang các vị trí, bộ phận khác trên cơ thể.

Tùy theo đặc điểm độ tuổi, yếu tố nguy cơ, người khám sức khỏe có thể lựa chọn mở rộng gói khám thêm các chuyên khoa như ung bướu, nam khoa, phụ khoa, lão khoa,…

🔹 Siêu âm: siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản, nhanh chóng và có độ chính xác cao. Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, siêu âm vú (đối với nữ)

🔹 Các bác sĩ sẽ dựa vào yếu tố nguy cơ của mỗi người để lựa chọn phương pháp thăm dò chức năng phù hợp. Một số phương pháp bao gồm thực hiện đo điện não, điện tâm đồ, đo loãng xương,…

🔹 Trong trường hợp phát hiện các bất thường trong quá trình khám, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các kỹ thuật cao như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT-Scanner,…

 

Bao lâu khám sức khỏe định kỳ 1 lần?

 

Các chuyên gia cho rằng, khám sức khỏe định kỳ nên thực hiện tốt nhất 2 lần/1 năm. Với những người hoàn toàn khỏe mạnh và ít có nguy cơ bệnh lý thì khám định kỳ 1 năm 1 lần.

 

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

 

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và Điều 152 “Bộ luật lao động 2019” thì người lao động có quyền được chăm sóc sức khỏe.

▪️ Qua đó, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho tất cả lao động bao gồm chính thức, học nghề, tập nghiệp mỗi năm một lần.

▪️ Đối với những người lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm, lao động nặng nhọc, người lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, người chưa thành niên phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.

▪️ Bên cạnh đó, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản (06 tháng 1 lần).

▪️ Những người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp sẽ được khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động sẽ được cơ quan, doanh nghiệp chi trả.

▪️ Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo luật định và quản lý hồ sơ sức khỏe của từng lao động, lập hồ sơ và theo dõi tổng hợp theo quy định pháp luật.

Quý khách còn thắc mắc về những hạng mục khi khám sức khỏe định kỳ bao gồm những gì, hồ sơ như thế nào có thể liên hệ CRS VINA để được tư vấn thêm. Hotline 0903.980.538

Rate this post

Posted by & filed under Tin tức.