Huấn luyện an toàn điện theo thông tư 05/2021/BCT

CRS VINA – Trung tâm chuyên về huấn luyện an toàn trên toàn quốc, theo yêu cầu của doanh nghiệp và học viên thường xuyên tổ chức các khóa an toàn điện để đáp ứng được yêu cầu về các khóa học cho các học viên, người lao động làm việc tiếp xúc – liên quan tới điện. Vậy những yêu cầu về huấn luyện an toàn điện theo thông tư 05/2021/BCT thay thế Thông tư 31/2014/BCT có gì khác? Những quy định về huấn luyện an toàn điện là như thế nào? Quy định đối tượng huấn luyện an toàn điện gồm những đối tượng nào? Trung tâm nào huấn luyện an toàn điện theo thông tư 05/2021/BCT?

Tất cả những vướng mắc về các khóa an toàn điện sẽ được chia sẻ nội dung dưới đây, Qúy Anh/Chị cần hỗ trợ trực tiếp xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0903 980 538 & 0984 886 985 để được tư vấn và chia sẻ nhanh nhất.

Đối tượng huấn luyện an toàn điện

👉Đối tượng huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 31/2014/TT/BCT

Điều 4. Đối tượng được huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện

🔹 Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.

🔹 Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

👉Đối tượng huấn luyện an toàn điện theo Thông tư 05/2021/TT/BCT

Điều 4. Đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện

🔹 Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.

🔹 Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

🔹 Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.

huan luyen an toan dien theo thong tu 05 2021 bct

Quy định nội dung huấn luyện an toàn điện

Thông tư 05/2021/TT-BCT thay thế sửa đổi của Thông tư 31/2014/TT-BCT có nhiều thay đổi về nội dung huấn luyện với mỗi mục công việc được chi tiết, trên đó yêu cầu quá trình học sẽ đi sát với thực tế công việc của đối tượng học hơn đồng thời các kiến thức về đánh giá nguy cơ rủi ro được chú trọng trong nội dung học giúp học viên nâng cao được nhận thức và đánh giá được yếu tố mất an toàn với công việc của mình, chi tiết như sau:

👉Nội dung huấn luyện phần lý thuyết

Nội dung huấn luyện chung

a) Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;

b) Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;

c) Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;

d) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;

đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

🔹 Nội dung huấn luyện cho người làm công việc vận hành đường dây

a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành đường dây;

b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây điện;

c) An toàn trong việc: Kiểm tra đường dây điện; làm việc trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện; làm việc trên cao.

🔹 Nội dung huấn luyện cho người công việc vận hành thiết bị, trạm điện:

a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành trạm điện;

b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;

c) An toàn trong việc: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện;

d) Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.

🔹 Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện

a) An toàn trong việc đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;

b) An toàn trong việc lắp, dựng cột;

c) An toàn trong việc rải, căng dây dẫn, dây chống sét;

d) An toàn trong việc lắp đặt thiết bị điện.

🔹 Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện, kiểm định

a) Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm định, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định;

b) An toàn điện trong việc tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu điện.

Nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây điện, thiết bị điện

a) Đối với đường dây điện: An toàn trong việc sửa chữa trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;

b) Đối với thiết bị điện: An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.

🔹 Nội dung huấn luyện cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt: An toàn trong việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.

🔹 Nội dung huấn luyện cho điều độ viên hệ thống điện

a) Các quy trình quy định liên quan đến điều độ, thao tác, xử lý sự cố;

b) An toàn khi thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban đơn vị quản lý vận hành.

👉Nội dung huấn luyện phần thực hành

🔹Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

🔹Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.

🔹Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.

mau theo an toan dien tt05

Chi phí huấn luyện an toàn điện theo thông tư 05/2021/BCT

 

🔹 Đối với huấn luyện lần đầu, CRS VINA luôn có những ưu đại dành cho khách hàng.

🔹 Với những đơn vị huấn luyện định kỳ hoặc hợp đồng huấn luyện theo đặc thù công việc, chúng tôi sẽ báo giá trực tiếp khi tư vấn hợp đồng.

🔹 Quý khách có thể liên hệ hotline: 0903.980.538 & 0984.886.985

🔹Hoặc inbox fanpage của chúng tôi: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

Trung tâm huấn luyện an toàn điện Crs Vina

 

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang làm việc và hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu đăng ký tham gia, tổ chức huấn luyện an toàn lao động tại cơ sở, vui lòng liên hệ CRS VINA.

👉 Quý khách có thể đăng ký tại văn phòng công ty CRS VINA hoặc đăng ký qua hotline.

👉 Chúng tôi là đơn vị được Cục An toàn – Bộ Lao động cấp phép hoạt động trong lĩnh vực Huấn luyện an toàn lao động.

👉 Đội ngũ Giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực An toàn lao động.

👉 Tư vấn hoàn thiện hồ sơ lao động cho doanh nghiệp.

👉 Giấy chứng nhận có giá trị toàn quốc.

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN, TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 ⭐ 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

🌴 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🌴 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

🌴Văn phòng tại Bắc Ninh:Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, TP Bắc Ninh.

🌴 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Tin tức.