An toàn lao động làm việc trong không gian hạn chế

Làm việc trong không gian hạn chế là gì? Các nguy cơ gây mất an toàn?  Và các công việc cần thực hiện trước khi làm việc đảm bảo An toàn lao động làm việc trong không gian hạn chế là gì? Với các sự cố về tai nạn lao động đã không còn xa lạ gì với tất cả các lĩnh vực ngành nghề, tuy nhiên tổn thất về người thì thực sự rất thương tâm, nếu được trang bị kiến thức về an toàn, kỹ năng xử lý với các tình huống sự cố khi vào khu vực hạn chế thì có lẽ hậu quả sẽ giảm thiểu đi rất nhiều. Trong bài viết này Phòng an toàn Crs vina xin chia sẻ một số nội dung liên quan về An toàn lao động làm việc trong không gian hạn chế

AN TOAM LAM VIEC TRONG KHONG GIAN HAN CHE min

Tìm hiểu về không gian hạn chế là gì?

Để phân tích kỹ hơn về quy định an toàn lao động làm việc không gian hạn chế, thì Chúng ta cần nắm được các khu vực gọi là không gian hạn chế như thế nào? Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:

– Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;

– Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;

– Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;

– Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:

– Hạn chế không gian, vị trí làm việc;

– Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;

– Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);

Ví dụ:

       + Hầm lò, cống ngầm, đường hầm,

       + Bồn chứa, bể nước ngầm, ống xả,…

       + Đường ống, miệng hố, ….

An toan lao dong lam viec trong khong gian han che

Các mối rủi ro an toàn làm việc trong không gian hạn chế

Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:

– Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế);

– Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);

– Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;

– Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;

– Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo;

– Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép;

– Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế;

– Bức xạ tử ngoại;

– Bức xạ tia X;

– Bức xạ ion hóa;

– Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật;

– Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế;

– Biến dạng không gian gây mất an toàn;

– Vi sinh vật có hại.

Quy định về An toàn lao động làm việc trong không gian hạn chế

Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

– Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

– Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ.

– Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép.

– Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế.

– Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

– Người sử dụng lao động phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho đội cứu nạn cứu hộ.

Trách nhiệm của người giám sát, chỉ huy.

– Trước khi triển khai công việc liên quan đến không gian hạn chế, dự kiến người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế để đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;

– Chỉ huy, điều hành thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

Trách nhiệm của người cấp phép

– Căn cứ quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở, năng lực, tiêu chuẩn các cá nhân liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;

– Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế.

Trách nhiệm của người vào trong không gian hạn chế

– Tuân thủ các quy định nêu tại Quy chuẩn này, các quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, và các yêu cầu nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế

– Tuân thủ sự điều hành của người giám sát, chỉ huy.

– Tuân thủ hướng dẫn của người canh gác không gian hạn chế.

– Thông báo cho người canh gác không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy và những người khác có trách nhiệm nếu phát hiện các mối nguy, yếu tố nguy hiểm, rủi ro phát sinh mới trong khi làm việc trong không gian hạn chế.

Trách nhiệm của người canh gác không gian hạn chế

– Có mặt thường xuyên gần vị trí ra vào không gian hạn chế để kiểm soát người vào, ra; ghi nhận các thông tin cá nhân và thời gian vào, ra không gian hạn chế.

– Ngăn chặn, không cho những người không được phép, không có trách nhiệm vào bên trong không gian hạn chế.

– Duy trì liên lạc thường xuyên với những người làm việc bên trong không gian hạn chế và hỗ trợ, ứng cứu khi cần thiết.

– Thông báo cho đội cứu hộ trong trường hợp tình huống nguy hiểm, khẩn cấp xảy ra.

Trách nhiệm của người đo, kiểm tra khí

– Sử dụng phương tiện đo theo đúng quy định của Luật Đo lường.

– Có trách nhiệm kiểm tra thiết bị đo, kiểm tra khí để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.

– Thực hiện việc đo, kiểm tra khí theo đúng quy trình an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.

– Ghi rõ thời gian, kết quả và ký xác nhận kết quả đo, kiểm tra khí bên trong không gian hạn chế vào phiếu ghi kết quả đo khí và thông báo kết quả đo khí cho người cấp phép và người giám sát, chỉ huy.

– Báo cáo với người chịu trách nhiệm tại cơ sở nếu phát hiện kết quả đo khí không nằm trong giới hạn an toàn hoặc có nguy cơ, xu hướng vượt ra khỏi giới hạn an toàn.

Quy định khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế

– Người sử dụng lao động hoặc người quản lý trực tiếp tại cơ sở sản xuất phải đảm bảo hoàn thành việc đánh giá rủi ro và kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho con người trước khi cấp phép, chấp thuận cho con người vào không gian hạn chế. Nếu kết quả đánh giá rủi ro cho thấy không gian hạn chế có tồn tại nguy cơ ở mức rủi ro cao, có thể gây chết người, thương tích, ngộ độc cho con người khi vào bên trong không gian hạn chế đó thì phải có giải pháp khắc phục các nguy cơ.

– Không ai được phép vào bên trong trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp phép, chấp thuận bởi người có trách nhiệm tại đơn vị.

– Lối vào không gian hạn chế phải gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và cấm người không có nhiệm vụ liên quan. Khi không có người bên trong và người canh gác vắng mặt thì các lối ra vào không gian hạn chế phải được che chắn phù hợp để ngăn không cho người không có thẩm quyền, không được cấp phép vào bên trong không gian hạn chế.

– Phải đảm bảo có đầy đủ ánh sáng cho người vào làm việc bên trong không gian hạn chế.

– Phải đảm bảo việc thông gió tự nhiên phù hợp hoặc cấp đủ không khí sạch vào không gian hạn chế trước và trong suốt quá trình con người làm việc bên trong; hoặc phải có biện pháp đảm bảo cung cấp dưỡng khí trực tiếp cho từng người lao động trong không gian hạn chế.

Việc thông gió, cung cấp không khí vào không gian hạn chế phải lấy từ một nguồn không khí sạch bên ngoài.

Phải đảm bảo không khí thải từ bên trong không gian hạn chế ra bên ngoài không gây nguy hại cho những người làm việc bên ngoài, xung quanh không gian hạn chế đó.

– Không ai được phép vào trong không gian hạn chế khi chưa hoàn thành các biện pháp đảm bảo an toàn.

– Dừng công việc trong không gian hạn chế, thu hồi giấy phép

– Khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người canh gác không gian hạn chế hoặc những người khác có liên quan phải báo cáo người giám sát, chỉ huy tạm đình chỉ công việc, bảo đảm an toàn cho người vào trong không gian hạn chế và báo ngay cho người chịu trách nhiệm cấp giấy phép.

– Khi được báo cáo, người cấp phép phải cho dừng công việc và thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó.

– Khi công việc trong không gian hạn chế đã hoàn thành thì người giám sát, chỉ huy và người cấp giấy phép cần phải xác nhận hoàn thành công việc để đóng giấy phép.

Với những nội dung trên hy vọng có thể mang tới những thông tin cần thiết cho Quý Đơn vị/ Anh/Chị có kiến thức cần nắm được, trang bị khi làm công việc tại các khu vực hạn chế, mong cho tất cả yếu tố nguy hiểm, có hại đều được phòng tránh để mỗi công việc ở khu vực nguy hiểm, nguy cơ cao đều đảm bảo an toàn. “AN TOÀN LÀ BẠN – TAI NẠN LÀ THÙ”

Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu tại

QCVN 34:2018/BLĐTBXH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Trên đây là toàn bộ bài viết trình bày sơ bộ nhằm giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về “An toàn làm việc trong không gian hạn chế”.

Quý doanh nghiệp và học viên có nhu cầu đăng ký khóa huấn luyện an toàn làm việc trong không gian hạn chế hoặc có thắc mắc gì cần tư vấn. Vui lòng liên hệ:

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/

       Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

➡️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

➡️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

➡️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

➡️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under ĐÀO TẠO AN TOÀN.